Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Sắc màu trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam

16/01/2019 | 17:19

Trong khuôn khổ Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ I, sáng 16/1, tại khu Đảo nổi-Hồ Gia Nghĩa, thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông) đã diễn ra cuộc thi "Trình diễn trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số".

Sắc màu trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam  - Ảnh 1.

Ảnh: Báo Đắk Nông

Với chủ đề "Văn hóa thổ cẩm – tinh hoa hội tụ", Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ I diễn ra tại tỉnh Đắk Nông từ ngày 14 -16/1, thu hút hơn 2.000 nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công, vận động viên quần chúng là đồng bào các dân tộc thiểu số ở 17 tỉnh, thành phố và một số đoàn khách quốc tế tham gia.

Trong khuôn khổ lễ hội có các hoạt động đáng chú ý như: Triển lãm không gian văn hóa thổ cẩm, không gian văn hóa ẩm thực, hội thảo văn hóa thổ cẩm, lễ hội đường phố, phục dựng nghi lễ truyền thống… Đặc biệt là cuộc thi "Trình diễn trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số".

Theo đó, tại cuộc thi, các diễn viên, nghệ nhân đến từ các đoàn tham gia lễ hội đã tái hiện lại không gian văn hóa, đời sống và thể hiện sinh động bức tranh văn hóa dân tộc mình thông qua những trang phục thổ cẩm truyền thống và cách tân.

Mỗi bộ trang phục của các dân tộc M'nông, Mông, Dao, Tà Ôi, Thái, Cơ Tu,… đều được đầu tư công phu, tỉ mỉ, mang đến những vẻ đẹp riêng tạo nên bức tranh rực rỡ trong ngày hội văn hóa thổ cẩm. Cuộc thi đã nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả.

Trang phục truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nói riêng và cả nước Việt Nam rất đa dạng, phong phú về mẫu mã, chủng loại, màu sắc, đường nét, đậm đà bản sắc, giàu biểu tượng biểu đạt các giá trị nhân văn, đó là quan niệm thế giới quan, nhân sinh quan, các giá trị về phong tục tập quán, kỹ thuật trang trí hoa văn, bố cục đường nét, màu sắc trên vải… Đây là di sản văn hóa quý giá cần được bảo tồn và phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian qua, trước xu thế phát triển và hội nhập mang tính toàn cầu, di sản này dần bị mai một. Sự kiện được tổ chức nhằm mục đích góp phần bảo tồn, khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa đặc trưng của trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Lan Phạm (t/h)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×