Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và các di tích phụ cận
18/08/2015 | 17:36Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và các di tích phụ cận gắn với phát triển du lịch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 12/8/2015.
Quy hoạch nhằm mục tiêu bảo tồn, phát huy các giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ và bảo vệ cảnh quan, môi trường khu di sản; kết nối các điểm tham quan di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh để xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa-lịch sử đặc biệt của khu vực Bắc Trung bộ; xác định chức năng và diện tích đất sử dụng cho khu vực di tích, khu dân cư, khu vực bảo vệ môi trường sinh thái.
Tổ chức không gian và bố trí hệ thống hạ tầng trong từng giai đoạn bảo tồn và phát huy giá trị di tích; định hướng kế hoạch, lộ trình và các nhóm giải pháp tổng thể quản lý, đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ; tạo căn cứ pháp lý cho công tác quản lý và triển khai các dự án bảo tồn, tôn tạo, chỉnh trang tổng thể khu di tích theo đồ án Quy hoạch được duyệt. Xây dựng quy định quản lý kiểm soát không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan khu di tích, các biện pháp khuyến khích bảo vệ di tích, kiểm soát sự thay đổi dân số.
Phạm vi lập quy hoạch xác định theo ranh giới di tích được UNESCO công nhận, bao gồm khu vực di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận thuộc ranh giới hành chính các xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, Vĩnh Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Thành, Vĩnh Phúc, Vĩnh Khang, Vĩnh Ninh, thị trấn Vĩnh Lộc, thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa với quy mô 5.078,5ha, gồm vùng lõi và vùng đệm. Vùng lõi rộng 155,5 ha, gồm 3 hợp phần của khu Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ là: Thành Nội, La Thành và Đàn tế Nam Giao. Vùng đệm rộng 4.923 ha, gồm: Di tích quốc gia, cấp tỉnh và các công trình tôn giáo tín ngưỡng (gồm cả khu bảo vệ I và II) rộng 54,87 ha (trong đó Ly Cung chiếm diện tích 4,03ha). Khu vực cảnh quan đồi, núi, sông hồ có mối quan hệ với di sản thế giới Thành Nhà Hồ; khu vực phát huy giá trị di tích phục vụ du lịch; thị trấn Vĩnh Lộc; làng xã và đồng ruộng, 4.868,13 ha.
Nội dung quy hoạch không gian bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch: Về phân vùng chức năng: Vùng lõi bao gồm 03 hợp phần của Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ là: Thành Nội, La Thành và Đàn tế Nam Giao; Vùng đệm bao gồm các khu: Khu di tích tôn giáo, tín ngưỡng và cảnh quan liên quan đến Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ; khu cánh đồng cổ Xuân Giai và Nam Giao; khu cánh đồng mẫu lớn; làng truyền thống Xuân Giai, Tây Giai và Đông Môn và các làng xã khác; thị trấn Vĩnh Lộc; khu quản lý, đón tiếp, trưng bày, tổ chức lễ hội và khu lưu trú - dịch vụ du lịch; Vùng không gian, kiến trúc cảnh quan di tích Ly Cung, Hà Trung liên quan trực tiếp đến giá trị lịch sử của Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ.
Về quy hoạch không gian, kiến trúc cảnh quan: Hình thành 02 trục di sản quan trọng: Trục dọc, nối Thành Nhà Hồ từ cửa Nam đến núi Đún và di tích Đàn Tế Nam Giao; Trục ngang, nối sông Mã với khu quảng trường (khu vực đón tiếp, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội, trưng bày và quản lý di sản). Trục này đồng thời kết nối với La Thành phía Tây.
Đối với không gian vùng lõi: Đảm bảo bảo tồn nguyên trạng đối với tường thành và cổng thành, tu bổ các đoạn tường thành, cổng bị hư hỏng theo nguyên gốc; phục hồi phần hào nước chạy xung quanh thành dựa trên dấu vết hào nước hiện còn và kết quả khai quật khảo cổ; tiến hành khai quật khảo cổ một cách toàn diện khu vực Thành Nội để phát hiện vị trí, quy mô và chức năng của các công trình kiến trúc đã mất. Phục dựng Đông Thái Miếu, Tây Thái Miếu và các công trình khác khi có đủ cơ sở khoa học nhằm giới thiệu Thành Nội; bảo tồn, khôi phục các đoạn La Thành hiện còn và cho trồng tre gai bên ngoài La Thành; tiếp tục khai quật khảo cổ đàn tế Nam Giao lấy cơ sở dữ liệu tái hiện lễ tế. Tôn tạo khu vực nền 1 (Viên đàn),...
Đối với không gian vùng đệm: Khu vực trung tâm thị trấn Vĩnh Lộc không được xây dựng công trình với mật độ cao (mật độ xây dựng 30 - 45%), không được xây cao quá 3 tầng và hiện đại; hạn chế xây dựng trên tuyến đường Hòe Nhai (từ Thành Nhà Hồ đến núi Đún), khống chế mật độ xây dựng (tối đa 35%), chiều cao không quá 12m; bảo tồn không gian, kiến trúc cảnh quan các làng truyền thống: Xuân Giai, Tây Giai, Đông Môn. Bảo tồn kiến trúc nhà ở trong làng theo hình thức nhà ở truyền thống nông thôn vùng đồng bằng Bắc Trung bộ...
CTTĐT
Tổ chức không gian và bố trí hệ thống hạ tầng trong từng giai đoạn bảo tồn và phát huy giá trị di tích; định hướng kế hoạch, lộ trình và các nhóm giải pháp tổng thể quản lý, đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ; tạo căn cứ pháp lý cho công tác quản lý và triển khai các dự án bảo tồn, tôn tạo, chỉnh trang tổng thể khu di tích theo đồ án Quy hoạch được duyệt. Xây dựng quy định quản lý kiểm soát không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan khu di tích, các biện pháp khuyến khích bảo vệ di tích, kiểm soát sự thay đổi dân số.
Phạm vi lập quy hoạch xác định theo ranh giới di tích được UNESCO công nhận, bao gồm khu vực di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận thuộc ranh giới hành chính các xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, Vĩnh Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Thành, Vĩnh Phúc, Vĩnh Khang, Vĩnh Ninh, thị trấn Vĩnh Lộc, thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa với quy mô 5.078,5ha, gồm vùng lõi và vùng đệm. Vùng lõi rộng 155,5 ha, gồm 3 hợp phần của khu Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ là: Thành Nội, La Thành và Đàn tế Nam Giao. Vùng đệm rộng 4.923 ha, gồm: Di tích quốc gia, cấp tỉnh và các công trình tôn giáo tín ngưỡng (gồm cả khu bảo vệ I và II) rộng 54,87 ha (trong đó Ly Cung chiếm diện tích 4,03ha). Khu vực cảnh quan đồi, núi, sông hồ có mối quan hệ với di sản thế giới Thành Nhà Hồ; khu vực phát huy giá trị di tích phục vụ du lịch; thị trấn Vĩnh Lộc; làng xã và đồng ruộng, 4.868,13 ha.
Nội dung quy hoạch không gian bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch: Về phân vùng chức năng: Vùng lõi bao gồm 03 hợp phần của Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ là: Thành Nội, La Thành và Đàn tế Nam Giao; Vùng đệm bao gồm các khu: Khu di tích tôn giáo, tín ngưỡng và cảnh quan liên quan đến Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ; khu cánh đồng cổ Xuân Giai và Nam Giao; khu cánh đồng mẫu lớn; làng truyền thống Xuân Giai, Tây Giai và Đông Môn và các làng xã khác; thị trấn Vĩnh Lộc; khu quản lý, đón tiếp, trưng bày, tổ chức lễ hội và khu lưu trú - dịch vụ du lịch; Vùng không gian, kiến trúc cảnh quan di tích Ly Cung, Hà Trung liên quan trực tiếp đến giá trị lịch sử của Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ.
Về quy hoạch không gian, kiến trúc cảnh quan: Hình thành 02 trục di sản quan trọng: Trục dọc, nối Thành Nhà Hồ từ cửa Nam đến núi Đún và di tích Đàn Tế Nam Giao; Trục ngang, nối sông Mã với khu quảng trường (khu vực đón tiếp, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội, trưng bày và quản lý di sản). Trục này đồng thời kết nối với La Thành phía Tây.
Đối với không gian vùng lõi: Đảm bảo bảo tồn nguyên trạng đối với tường thành và cổng thành, tu bổ các đoạn tường thành, cổng bị hư hỏng theo nguyên gốc; phục hồi phần hào nước chạy xung quanh thành dựa trên dấu vết hào nước hiện còn và kết quả khai quật khảo cổ; tiến hành khai quật khảo cổ một cách toàn diện khu vực Thành Nội để phát hiện vị trí, quy mô và chức năng của các công trình kiến trúc đã mất. Phục dựng Đông Thái Miếu, Tây Thái Miếu và các công trình khác khi có đủ cơ sở khoa học nhằm giới thiệu Thành Nội; bảo tồn, khôi phục các đoạn La Thành hiện còn và cho trồng tre gai bên ngoài La Thành; tiếp tục khai quật khảo cổ đàn tế Nam Giao lấy cơ sở dữ liệu tái hiện lễ tế. Tôn tạo khu vực nền 1 (Viên đàn),...
Đối với không gian vùng đệm: Khu vực trung tâm thị trấn Vĩnh Lộc không được xây dựng công trình với mật độ cao (mật độ xây dựng 30 - 45%), không được xây cao quá 3 tầng và hiện đại; hạn chế xây dựng trên tuyến đường Hòe Nhai (từ Thành Nhà Hồ đến núi Đún), khống chế mật độ xây dựng (tối đa 35%), chiều cao không quá 12m; bảo tồn không gian, kiến trúc cảnh quan các làng truyền thống: Xuân Giai, Tây Giai, Đông Môn. Bảo tồn kiến trúc nhà ở trong làng theo hình thức nhà ở truyền thống nông thôn vùng đồng bằng Bắc Trung bộ...
CTTĐT