Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Quy hoạch Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau: Phát huy kinh tế biển

17/08/2023 | 17:07

Phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau được thiết lập trên cơ sở khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch, hình thành các sản phẩm, dịch vụ phù hợp gắn với yếu tố "xanh, bền vững” cùng các giá trị mang đặc trưng về văn hoá, sinh thái của khu vực... mang lại hiệu quả kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai; đảm bảo an ninh - quốc phòng.

"Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được cấp thẩm quyền trong tỉnh thông qua, hoàn thiện các bước cuối cùng trình Trung ương phê duyệt. Từ đó, tạo cơ sở triển khai thực hiện, đặc biệt trong kêu gọi thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng và lợi thế du lịch địa lý, sinh thái của địa phương", ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau, thông tin.

Phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau được thiết lập trên cơ sở khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch, hình thành các sản phẩm, dịch vụ phù hợp gắn với yếu tố "xanh, bền vững” cùng các giá trị mang đặc trưng về văn hoá, sinh thái của khu vực... mang lại hiệu quả kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai; đảm bảo an ninh - quốc phòng.

Đồng thời, đảm bảo kết nối không gian, sản phẩm và dịch vụ với các điểm điểm đến của tỉnh Cà Mau, vùng ĐBSCL và TP Hồ Chí Minh trên nguyên tắc tạo thành chuỗi sản phẩm, hạn chế cạnh tranh không cần thiết và trùng lặp về sản phẩm, dịch vụ...; tạo lập hệ thống tuyến du lịch liên hoàn kết nối Khu du lịch Mũi Cà Mau với các điểm du lịch khác của ĐBSCL.

Quy hoạch Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau: Phát huy kinh tế biển - Ảnh 1.

Bao trùm Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau là cộng đồng dân cư cùng làm du lịch với Làng Văn hoá, Khu du lịch cộng đồng với các hoạt động gắn liền với hệ sinh thái tự nhiên vùng đất rừng ngập mặn. (Trong ảnh: Du khách thích thú, hoà mình khám phá thiên nhiên, nghề truyền thống của người dân địa phương thông qua các hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng tại Đất Mũi)

Theo quy hoạch được lập, Khu du lịch này bao trùm toàn bộ diện tích 20.100 ha. Trong đó, khu trung tâm có quy mô khoảng 2.100 ha, được giới hạn từ phía Nam trục Quốc lộ 1 (đường Hồ Chí Minh) ra biển Đông, rộng khoảng l,4 km, kéo dài từ ấp Khai Long (xã Đất Mũi) đến hết diện tích Công viên Văn hoá Du lịch Mũi Cà Mau (khoảng 15 km). Khu vực trung tâm sẽ được tập trung phát triển, chuyên môn hoá cao nhất về du lịch, là trung tâm đón tiếp, dịch vụ, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, tập trung các tiềm năng phát triển du lịch như tài nguyên du lịch, dự án đầu tư trọng điểm, có khả năng thu hút các nhà đầu tư; đồng thời dễ dàng kết nối với các khu, điểm du lịch trong vùng ĐBSCL.

     

Quy hoạch Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau: Phát huy kinh tế biển - Ảnh 2.

Biểu tượng con cua Cà Mau tại Công viên Văn hoá Du lịch Mũi Cà Mau - sẽ nằm trong khu vực trung tâm Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau

Với tầm nhìn chiến lược trong quy hoạch phát triển, dự báo quy mô dân số trung tâm khu du lịch đến năm 2030 khoảng 14.000 người, đến năm 2050 khoảng 30.300 người. Về thu hút du khách, dự báo đến năm 2030, đạt khoảng 2,8 triệu lượt khách, tổng doanh thu du lịch đạt 7.500 tỷ đồng; đến năm 2050, đạt khoảng 5,5 triệu lượt khách, doanh thu đạt 15.000 tỷ đồng. Về buồng lưu trú, năm 2030 là 2.720 buồng, đến năm 2050 là 13.200 buồng; trong đó khu vực trung tâm chiếm khoảng 60-70% nhu cầu buồng lưu trú của toàn khu vực.

“Trong quy hoạch tầm nhìn dài hơi này, tỉnh hướng tới phát huy lợi thế và nét đặc trưng, đặc biệt quan tâm hướng kết nối Mũi Cà Mau với khu vực Hòn Khoai, Phú Quốc, Côn Đảo... nhằm phát huy kinh tế biển, du lịch biển”, ông Trần Hiếu Hùng thông tin thêm./. 

Theo Báo Cà Mau

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×