Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Quảng Ninh: Xây dựng đời sống văn hóa làm nền tảng cho sự phát triển

07/05/2022 | 08:15

Văn hóa là nền tảng tinh thần cho sự phát triển của xã hội. Vì thế, tỉnh luôn đặc biệt quan tâm gìn giữ những giá trị tốt đẹp của bản sắc văn hóa truyền thống, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, chú trọng đạo đức, lối sống, bảo đảm cho sự phát triển bền vững.

Quảng Ninh: Xây dựng đời sống văn hóa làm nền tảng cho sự phát triển - Ảnh 1.

CLB hát Soọng Cô xã Bình Dân (huyện Vân Đồn) duy trì sinh hoạt ít nhất 1 lần/tháng.

Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 28/2/2022 của UBND tỉnh về triển khai chương trình thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa giai đoạn 2022-2026” hướng tới mục tiêu tiếp tục phát triển phong trào có chiều sâu, đi vào chất lượng, hiệu quả, thiết thực; thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 9/3/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững” và Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh.

Cùng với đó, gắn kết và phát huy vai trò của phong trào với phát triển văn hóa nông thôn, xây dựng nông thôn mới; xây dựng nếp sống văn minh đô thị; đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa xây dựng các thiết chế văn hóa và hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở; thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội và phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030.

Triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, một số địa phương của tỉnh đã xây dựng, lưu giữ những nét đẹp của văn hóa truyền thống; có thể kể đến: Trung tâm Bảo tồn văn hóa người Dao Thanh Y xã Bằng Cả (TP Hạ Long); Trung tâm Văn hóa - Thể thao kết hợp với nhà truyền thống Sán Dìu tại xã Bình Dân (huyện Vân Đồn); bản văn hóa dân tộc Tày xã Lục Hồn, dân tộc Sán Chay xã Húc Động (huyện Bình Liêu)... 613 di tích lịch sự, văn hóa, 361 di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh đều được quan tâm đầu tư đúng hướng, phục dựng, bảo vệ và tôn tạo; trong đó có 4 di tích đặc biệt cấp quốc gia, 54 di tích cấp quốc gia, 6 lễ hội nằm trong danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Quảng Ninh: Xây dựng đời sống văn hóa làm nền tảng cho sự phát triển - Ảnh 2.

Trung tâm Văn hóa - Thể thao kết hợp với nhà truyền thống Sán Dìu xã Bình Dân (huyện Vân Đồn) đi vào hoạt động từ đầu năm 2021. Ảnh: Công Thành

Trên cơ sở các chương trình, nghị quyết của tỉnh; các địa phương đã xây dựng chương trình, đề án riêng. Huyện Vân Đồn đã xây dựng Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc Sán Dìu huyện Vân Đồn, giai đoạn 2020-2022”, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác bảo tồn, phát huy giá trị dân gian truyền thống của dân tộc. Triển khai Đề án này, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của huyện ngày càng phát triển, các nét đẹp văn hóa truyền thống được đề cao và gìn giữ; các phong tục, tập quán lạc hậu từng bước được xóa bỏ, thay vào đó là thực hiện lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh; thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư gắn với xây dựng đô thị văn minh.

Đặc biệt, triển khai Đề án, huyện đã cho xây dựng Trung tâm Văn hóa - Thể thao kết hợp với nhà truyền thống Sán Dìu tại xã Bình Dân vào tháng 8/2020, đưa vào sử dụng đầu năm 2021, tổng diện tích 765m2 gồm 2 tầng, có phòng truyền thống, phòng trưng bày, phòng học, khu hành chính, khu sinh hoạt chung, sảnh chính, sân chơi thể thao.

Huyện thành lập, duy trì hoạt động của CLB hát Soọng Cô từ năm 2015 với 25 thành viên, sinh hoạt mỗi tháng ít nhất một lần để làn điệu hát Soọng Cô được lưu giữ cho muôn đời sau. Các hoạt động văn hóa mang đậm phong tục của dân tộc Sán Dìu như: Lễ hội Đại Phan, lễ cấp sắc, múa Hành quang… cũng được địa phương khôi phục, bảo tồn gìn giữ gắn với các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong các dịp lễ, tết.

Quảng Ninh: Xây dựng đời sống văn hóa làm nền tảng cho sự phát triển - Ảnh 3.

Nghệ thuật hát then, đàn tính của dân tộc Tày được khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị ở xã Tràng Lương (TX Đông Triều).

Việc triển khai, chăm lo xây dựng đời sống văn hóa còn được thể hiện ở các nội dung: Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn minh; xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa; lồng ghép thực hiện các phong trào, cuộc vận động gắn với thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; xây dựng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy và phát huy các nguồn lực, triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước...

Theo quangninh.gov.vn

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×