Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Quảng Ngãi nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

04/03/2025 | 08:59

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được triển khai hiệu quả đã tạo sức lan tỏa sâu rộng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Quảng Ngãi nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” - Ảnh 1.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn chủ trì hội nghị

Chiều 3.3, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và công tác gia đình năm 2025.

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 154/173 xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa, đạt tỷ lệ 89%; có 908/954 thôn, tổ dân phố có Nhà Văn hóa, đạt tỷ lệ 95%.

Toàn tỉnh có trên 326 nghìn hộ gia đình được công nhận gia đình đạt chuẩn văn hóa; 923 thôn, tổ dân phố được công nhận thôn, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa; 156 xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa; 954 thôn, tổ dân phố đã xây dựng và được công nhận hương ước.

Từ khi triển khai thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, các cấp các ngành đã triển khai thực hiện sâu rộng, đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, tình trạng bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn ra.

Qua số liệu thống kê, tính đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh xảy ra 81 vụ bạo lực gia đình. Hình thức bạo lực xảy ra chủ yếu là bạo lực thân thể, bạo lực tinh thần, bạo lực kinh tế.

Nạn nhân bạo lực gia đình: phụ nữ, trẻ em và người già; đối tượng gây bạo lực gia đình chủ yếu là nam giới; nguyên nhân gây bạo lực gia đình là do nhận thức pháp luật còn hạn chế, không làm chủ được bản thân, tình trạng bất bình đẳng giới trong gia đình, thường xuyên rượu chè, cờ bạc, tệ nạn xã hội…

Hậu quả của bạo lực gia đình làm suy giảm nền tảng giá trị tốt đẹp gia đình Việt Nam, ảnh hưởng đến thân thể và đời sống tinh thần cho các thành viên trong gia đình, gánh nặng phúc lợi, an sinh xã hội tại địa phương.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Hoàng Tuấn nhấn mạnh, nhiều phong trào thi đua đã trở thành điểm sáng, nhiều nội dung, hoạt động tiếp tục được triển khai toàn diện, cụ thể, đi vào cuộc sống hằng ngày, được các cấp, các ngành, xã hội và Nhân dân hưởng ứng, tham gia tích cực.

Điển hình như các phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”; các mô hình tự quản, các hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể dục, thể thao quần chúng.

Các ngày hội văn hóa, thể thao, các lễ hội truyền thống tại các địa phương trong tỉnh; việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội tiếp tục chuyển biến tích cực….

Công tác gia đình gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội từ tỉnh đến cơ sở.

Tuy nhiên hoạt động của Phong trào và công tác gia đình vẫn còn một số hạn chế như: Một số thiết chế văn hóa, thể thao ở địa phương chưa phát huy hiệu quả của các hoạt động; hội thi, hội diễn, hoạt động lễ hội còn hạn chế.

Việc xét, đánh giá các danh hiệu đạt chuẩn văn hóa còn chạy theo thành tích; tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn xảy ra ở một số nơi. Các tệ nạn xã hội đã và đang xâm nhập dần vào mỗi gia đình, nhất là trong giới trẻ, thanh thiếu niên....

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Hoàng Tuấn đề nghị: “Cần đổi mới phương thức hoạt động, đẩy mạnh tuyên truyềnvề Phong trào và công tác gia đình, xây dựng nội dung tuyên truyền và phương pháp tuyên truyền phù hợp với từng địa phương; chú trọng việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là xây dựng con người có nhân cách, văn hóa.

Đồng thời, trong quá trình triển khai thực hiện, cần có những đề xuất kịp thời với Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong việc đổi mới phương thức hoạt động, triển khai, nghiên cứu tham mưu các văn bản để có cơ sở pháp lý triển khai thực hiện Phong trào, công tác gia đình thiết thực, hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phát động và kiểm tra, giám sát công tác triển khai Phong trào, công tác gia đình để thúc đẩy sự phát triển toàn diện con người về tri thức, đạo đức.

Xây dựng, làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, công tác gia đình; xây dựng các danh hiệu văn hóa ngày càng chất lượng, đảm bảo đúng quy trình, tiêu chuẩn, là hạt nhân trong xây dựng và phát triển gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh.

Quan tâm xây dựng phát triển môi trường văn hóa lành mạnh, bảo tồn, lưu giữ các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể; đặc biệt, khắc phục những tồn tại, khó khăn, sử dụng hiệu quả và phát huy giá trị của các thiết chế văn hóa, thể thao hiện có”.

Tại Hội nghị, lãnh đạo tỉnh đã trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho 5 tập thể và 5 cá nhân, đã có thành tích trong thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và công tác gia đình năm 2024.

Theo Báo Văn hóa

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×