Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Quảng Nam: Hướng phát triển bền vững đô thị di sản Hội An

27/04/2023 | 10:48

Hội An (Quảng Nam) xác định hướng phát triển trở thành thành phố sinh thái - văn hóa và du lịch. Sinh thái và văn hóa là 2 giá trị để phát triển du lịch và kinh tế xã hội thành phố một cách bền vững.


Quảng Nam: Hướng phát triển bền vững đô thị di sản Hội An - Ảnh 1.

Vừa bảo tồn giá trị di sản phố cổ vừa đáp ứng nhu cầu dân sinh đương đại để phát triển Hội An bền vững.

Hiếm có nơi nào như Hội An - một thành phố có đến 2 di sản thế giới: một di sản văn hóa - phố cổ và một di sản thiên nhiên - khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm. Từ chỗ chỉ có 10 đơn vị hành chính cấp xã phường đến nay đã tăng lên 13 đơn vị gồm 9 phường và 4 xã với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội được quan tâm đầu tư, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển KTXH và đang trở thành một trung tâm du lịch của tỉnh cũng như của cả nước.

Định hướng phát triển thành phố theo hướng vừa giữ gìn cẩn trọng khu phố cổ vừa mở rộng liên hoàn các khu đô thị mới, đảm bảo phát huy bản sắc riêng và yếu tố hiện đại bền vững, 48 năm qua kể từ sau ngày quê hương được giải phóng, Tổ quốc thống nhất (1975 - 2023), đặc biệt kể từ khi được UNESCO công nhận khu phố cổ Hội An là di sản văn hóa thế giới (04/12/1999), Đảng bộ và chính quyền thành phố thường xuyên tăng cường công tác quản lý, vận động nhân dân thực hiện bảo vệ nghiêm ngặt quần thể kiến trúc đô thị cổ. Không thể tránh khỏi những bất cập, thiếu sót nhưng kết quả đạt được như hiện tại thật đáng phấn khởi, đã được UNESCO Châu Á - Thái Bình Dương trao các giải thưởng kiệt xuất về công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Năm 2006 được Bộ xây dựng công nhận là đô thị loại 3, đầu năm 2008 được Chính Phủ ra Nghị định nâng thành Thành phố trực thuộc tỉnh. Rất nhiều lần Hội An còn được các tổ chức du lịch quốc tế bầu chọn và trao các giải thưởng về di sản văn hóa, về đô thị du lịch tầm Châu Á và thế giới. Ông Trần Ánh - Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cho rằng, một đô thị được hình thành cách đây mấy trăm năm chắc chắn sẽ gây cản trở, khó khăn nhất định đối với nhu cầu của con người hiện nay vì không dễ dàng để vừa bảo tồn những giá trị nguyên gốc nhưng vừa đáp ứng nhu cầu dân sinh đương đại của thế kỷ XXI. Chính vì vậy, đã nhiều nhiệm kỳ qua Đảng bộ thành phố luôn chú tâm việc vừa bảo tồn vừa phát triển đô thị. Bí thư Thành ủy Trần Ánh cho biết, bằng những giải pháp cụ thể, nhiều năm qua thành phố đã giải quyết hài hòa mối quan hệ vừa bảo tồn được giá trị truyền thống kiến trúc phố cổ vừa đáp ứng được nhu cầu của cư dân. Và điều đáng mừng là thông qua việc bảo tồn và phát huy di sản này, đại bộ phận người dân đã có thu nhập đáng kể và thậm chí nhiều người đã khá giả và giàu lên.

Thực tế là khu phố cổ Hội An đã trở thành điểm đến được yêu thích của đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Những năm trước khi chưa bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, lượng khách đến tham quan Hội An ngày càng đông, năm sau luôn cao hơn năm trước. Từ năm 2022 đến nay, du lịch đã dần được phục hồi, lượng du khách đến Hội An cũng dần được tăng cao. Sự phát triển “quá nóng” thời du lịch thịnh hành ngay trong lòng di sản đã trở thành nguy cơ “bị đánh mất” của đô thị Hội An trong tương lai nếu không kịp điều chỉnh, thiết lập quy củ. Là vùng động lực, khu phố cổ có sức lan tỏa trong quá trình phát triển du lịch của cả thành phố nhưng cũng từ đó đã đặt ra thách thức lớn. Mật độ dân số trong khu phố cổ cũng như của cả thành phố tăng cao gấp nhiều lần mức bình quân của cả nước và so với mật độ chuẩn trên thế giới đã đặt ra nhiều cảnh báo. Cạnh đó là ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu, giông bão, lũ lụt thường xuyên đe doạ vùng đô thị cửa sông - ven biển này. Bờ biển Cửa Đại đang bị xâm thực nặng và ngày càng mở rộng cũng là vấn đề quá nan giải. Giao thông đô thị ngày càng quá tải, tăng áp lực cho cuộc sống người dân và sự phát triển của thành phố…

Quảng Nam: Hướng phát triển bền vững đô thị di sản Hội An - Ảnh 2.

Tại vùng quê xã Cẩm Thanh, TP.Hội An từng nhiều lần diễn ra sự kiện tái hiện Chợ quê đầu thế kỷ XX phục vụ du khách đa quốc gia.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVIII (2020 - 2025) tiếp tục xác định, Hội An phát triển theo hướng trở thành thành phố “sinh thái - văn hoá và du lịch” giàu bản sắc với 3 khu vực gồm: đô thị, làng quê và biển đảo. Cả 3 khu vực luôn gắn kết, tương tác với nhau để tạo động lực phát triển đồng đều và ổn định, trong đó sinh thái và văn hóa là 2 giá trị cốt yếu để phát triển bền vững. Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Trần Ánh cho rằng: “Rút kinh nghiệm từ sự phát triển của các đô thị khác, phát triển rất nhanh rất “nóng” nhưng thiếu tính bền vững thì Hội An đang quyết tâm thực hiện, đảm bảo cho sự phát triển nhưng phát triển không “nóng”, phát triển theo tính bền vững, phát triển phù hợp với nguồn tài nguyên của mình. Cố gắng vừa bảo tồn phát huy các di sản văn hóa, vừa bảo tồn phát huy các di sản thiên nhiên: sông nước, cây cỏ, biển đảo…”

Để bảo đảm phát triển hiệu quả và bền vững, thành phố tập trung xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đô thị, chú trọng quy hoạch và ban hành cơ chế, chính sách phát triển đồng bộ các vùng kinh tế động lực từ thành thị đến nông thôn, từ khu phố cổ đến làng quê, sông nước, biển đảo…

Theo hoianrt.vn

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×