Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Phú Yên: Tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử cấp Quốc gia Đền thờ Lê Thành Phương

05/10/2018 | 09:20

UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp và mở rộng Di tích lịch sử cấp Quốc gia Đền thờ Lê Thành Phương.

Lễ rước linh Danh nhân lịch sử Lê Thành Phương từ mộ về đền thờ - Ảnh: Khắc Nho (Báo Phú Yên)

Để phù hợp theo ý kiến thẩm định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Văn bản số 2733/BVHTTDL-DSVH ngày 26/6/2018 và theo quy định hiện hành về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh tên dự án “Nâng cấp và mở rộng Di tích lịch sử cấp Quốc gia Đền thờ Lê Thành Phương, huyện Tuy An” thành “Tu bổ, tôn tạo di tích Đền thờ Lê Thành Phương, huyện Tuy An”. Các nội dung khác vẫn giữ nguyên theo Quyết định số 64/QĐ-UBND này 09/01/2017 của UBND tỉnh.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Đền thờ Lê Thành Phương, huyện Tuy An được đầu tư theo hình thức bảo tồn và tôn tạo các hạng mục nhà trưng bày sưu tầm hiện vật, bảng giới thiệu di tích, chăm sóc, bảo vệ các cây cổ thụ trước sân đền. Tháo dỡ và xây dựng mới các hạng mục đền thờ, nhà vệ sinh, sân khấu biểu diễn bài chòi và các hạng mục phụ trợ khác, như nội thất đền, đường nội bộ, bãi đỗ xe, cổng chính, cổng phụ, tường rào, hồ sen, hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước, cây xanh, thảm cỏ… Thời gian thực hiện dự án từ năm 2017-2019, với tổng kinh phí đầu tư công trình này gần 20 tỉ đồng.

Danh nhân lịch sử Lê Thành Phương sinh năm 1825 tại làng Mỹ Phú, tổng Xuân Vinh (nay là thôn Mỹ Phú, xã An Hiệp, huyện Tuy An), trong một gia đình có truyền thống Nho học và giàu lòng yêu nước. Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, Lê Thành Phương cùng một số sĩ phu, văn thân yêu nước ở Phú Yên đứng lên tập hợp lực lượng nghĩa quân, dựng cờ khởi nghĩa chống thực dân Pháp xâm lược. Ngày 20/2/1887 (tức 28 tháng giêng năm Đinh Hợi), quân thù ra lệnh xử tử Lê Thành Phương cùng một số nghĩa quân tại bến đò Cây Dừa (thuộc xã An Dân, huyện Tuy An ngày nay). Mộ và đền thờ Lê Thành Phương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1997.

Lan Phạm (t/h)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×