Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Phòng chống tảo hôn và mua bán người cho thanh niên dân tộc thiểu số

24/11/2022 | 11:43

Ngày 23/11, tại tỉnh Quảng Bình đã diễn ra hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường phối hợp để phòng chống tảo hôn và phòng chống mua bán người cho thanh niên dân tộc thiểu số…

Mục tiêu của hội thảo này nhằm thúc đẩy chính quyền, cơ quan đoàn thể, khối nhà trường cùng các đối tác liên quan sử dụng nền tảng và sản phẩm của Em Vui trong các chương trình, hoạt động giáo dục, truyền thông phòng chống tảo hôn và mua bán người tại địa phương. Thúc đẩy sự tham gia của các cơ quan nhà nước các cấp (4 tỉnh, 11 huyện, 52 xã) nỗ lực cùng dự án trong việc nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên dân tộc thiểu số về phòng chống mua bán người và tảo hôn… trong đó tỉnh Quảng Bình được triển khai tại tại 10 xã thuộc 3 huyện Minh Hóa, Lệ Thủy và Quảng Ninh.

Những khảo sát từ thực tế

Dự án "Tăng cường nhận thức của trẻ em, thanh thiếu niên dân tộc thiểu số về mua bán người và tảo hôn thông qua công nghệ số" (EMPoWR) do Phái đoàn Liên minh Châu Âu và Tổ chức Plan International tại Bỉ đồng tài trợ, được Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) phối hợp thực hiện với Tổ chức Plan International tại Việt Nam. Dự án được triển khai tại 11 huyện, 52 xã của 4 tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Quảng Bình và Quảng Trị từ năm 2020 đến 2023.

Đánh giá chung của dự án khi được triển khai cho thấy, Dự án đã khảo sát định lượng 1.725 em dân tộc thiểu số từ 10-24 tuổi, phỏng vấn đại diện chính quyền địa phương, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, giáo viên, phụ huynh có con kết hôn sớm, và đại diện các tổ chức xã hội dân sự.

Theo khảo sát này cho thấy, những năm gần đây tảo hôn có xu hướng giảm nhờ giáo dục truyền thông tuy nhiên tảo hôn vẫn là một thực tế khá phổ biến ở nhiều vùng của Dự án, đặc biệt là với trẻ em gái, ở nhóm dân tộc H'Mông và Vân Kiều, tập trung nhiều ở độ tuổi 15-17. Tuy nhiên một số địa phương vẫn xẩy ra tình trạng tảo hôn với nguyên nhân chủ yếu do các nam nữ thanh niên đã có hành vi yêu và mang thai sớm được củng cố bởi tập quán địa phương.

Phòng chống tảo hôn và mua bán người cho thanh niên dân tộc thiểu số - Ảnh 2.

Các cấp chính quyền địa phương chia sẻ, động viên cùng thanh, thiếu niên vùng đồng bào dân tộc tại vùng khó khăn của tỉnh Quảng Bình.

Chính định kiến giới tạo ra áp lực khiến các em gái phải lấy chồng sớm; trẻ em gái phải nghỉ học sớm do hoàn cảnh gia đình, và các hủ tục cưỡng ép hôn nhân như bắt vợ, thách cưới… dẫn đến tình trạng đói nghèo, thiếu sinh kế, giáo dục hướng nghiệp chưa hiệu quả… vẫn diễn ra.

Đối với hai địa phương Lai Châu và Hà Giang là những địa bàn nóng về mua bán phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số sang bên kia biên giới. Đây là những địa phương có địa hình miền núi giáp biên, phân bố dân cư thưa thớt, quản lý an ninh biên giới còn hạn chế. Thiếu sinh kế tại địa phương & nhu cầu lao động ở nước bạn…

Các nam nữ thanh niên và đồng bào dân tộc còn thiếu cảnh giác với kẻ mua bán là người thân quen, và với các thủ đoạn lừa đảo hẹn hò trên mạng. Thiếu kiến thức pháp luật và hiểu biết cùng nhận thức, thái độ, thực hành của trẻ em, thanh thiếu niên dân tộc thiểu số liên quan đến các rủi ro và phòng tránh rủi ro mua bán người & tảo hôn.

Chung tay bảo vệ, phòng chống tệ nạn đối với thanh niên dân tộc

Tại hội thảo này các đại biểu đã bày tỏ những quan điểm, những khó khăn vướng mắc ở các vùng khó khăn, vùng núi rẻo cao và vùng biên giới, ở đó điều kiện kinh tế xã hội còn quá nhiều khó khăn, nhận thức của bà con đồng bào người dân tộc, dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế nên dẫn đến những câu chuyện đau lòng đối với đồng bào và đặc biệt đó là những nam nữ thanh niên.

Hội thảo cũng trình bày những chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước như hành động của chính quyền và các đối tác liên quan ở nhiều cấp khác nhau để bảo vệ trẻ em gái, em trai, nam nữ thanh niên dân tộc thiểu số khỏi nạn buôn người và tảo hôn đặc biệt là việc ngăn ngừa nạn buôn bán người và kết hôn sớm trong các nhóm dân tộc thiểu số".

Phòng chống tảo hôn và mua bán người cho thanh niên dân tộc thiểu số - Ảnh 3.

Đại diện Tỉnh đoàn Quảng Bình phát biểu tại hội thảo

Để thực hiện được điều này, ngoài sự giám sát của chính quyền địa phương cùng người dân thì việc áp dụng công nghệ thông tin (sử dụng các tài nguyên trên nền tảng Em Vui trong chương trình hoạt động giáo dục, truyền thông) sẽ thúc đẩy các cơ quan quản lý nhà nước nỗ lực cùng dự án giải quyết các vấn đề về buôn người và tảo hôn.

Đặc biệt, những cán bộ cơ sở đại diện các cấp của các tỉnh và thành phố sẽ có kiến thức sâu về nạn tảo hôn và nạn buôn người. Trong đó, những nhà hoạch định và thực thi chính sách các cấp cùng nỗ lực giải quyết các thiếu sót về chính sách, pháp luật liên quan, tăng cường củng cố cam kết của địa phương về "chương trình quốc gia về phòng chống tảo hôn và mua bán người".

Được biết, dự án Em Vui chính là không gian kỹ thuật số nhằm trang bị cho trẻ em gái, trẻ em trai và nam nữ thanh niên dân tộc thiểu số kiến thức và kỹ năng để các em có thể chủ động và tự tin phòng tránh tảo hôn và nạn mua bán người. Đây là diễn đàn thân thiện và tin cậy với nhiều thông tin bổ ích và lý thú để các bạn thanh thiếu niên tham gia học tập, giao lưu và chia sẻ kiến thức.

Dự án là một không gian mở hướng đến sự kết nối và thu hút sự tham gia của các cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan cùng sử dụng và lan tỏa các thông điệp, kiến thức hữu ích cho các bạn thanh thiếu niên ở khắp mọi miền đất nước.

Đây cũng là một diễn đàn đối thoại giữa các em thanh thiếu niên dân tộc thiểu số với các nhà hoạch định và quản lý thực hiện chính sách từ các cơ quan của Chính phủ… Dự án là hỗ trợ các em nam nữ thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (từ 10 đến 24 tuổi) sẽ sử dụng không gian kỹ thuật số để tìm hiểu kiến thức về mạng xã hội và các kỹ năng an toàn trực tuyến, cũng như các kiến thức về tảo hôn, mua bán người để tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ.

Vĩnh Quý

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×