Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Phát triển nhận thức về du lịch nông thôn thông qua xây dựng mô hình Làng Văn hóa du lịch

06/06/2019 | 14:32

Ngày 5/6, tại Bến Tre đã diễn ra hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề "Tiềm năng và giải pháp phát triển Làng Văn hóa du lịch huyện Chợ Lách trên nền tảng phát triển du lịch nông thôn".

Phát triển nhận thức về du lịch nông thôn thông qua xây dựng mô hình Làng Văn hóa du lịch - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: thegioitre.vn

Cổng TTĐT tỉnh Bến Tre đưa tin, tại Hội thảo, đại biểu đã tập trung thảo luận hai chuyên đề: Lý luận thực tiễn phát triển du lịch nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long và kinh nghiệm triển khai cơ chế quản lý Làng Văn hóa du lịch; kết nối đầu tư xây dựng và thương mại hóa sản phẩm du lịch.

Trong đó có một số ý kiến đánh giá nhận định về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn với mục tiêu đa dạng các loại hình du lịch dựa vào tiềm năng về tự nhiên, văn hóa và con người; phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, trước hết là phát triển du lịch nông nghiệp; xây dựng Làng Văn hóa du lịch Chợ Lách thành sản phẩm du lịch xanh, bền vững...

Được biết, Bến Tre đã chọn xây dựng và phát triển Làng Văn hoá du lịch huyện Chợ Lách như một trong những sản phẩm trọng điểm trong Chương trình OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) của tỉnh. Làng Văn hóa du lịch huyện Chợ Lách gồm 4 ấp: Đông Kinh (xã Vĩnh Hòa), Vĩnh Nam (xã Vĩnh Thành), Lân Đông (xã Phú Sơn) và An Hòa (xã Long Thới), sẽ được kết nối thành một vòng khép kín có tổng diện tích là 1.490ha, trong đó có 534ha thuộc địa bàn 4 ấp nêu trên được chọn là điểm nhấn để thiết kế xây dựng hạ tầng và ý tưởng cảnh quan cho làng.

Thời gian qua, hoạt động du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn đã được đầu tư khai thác tại nhiều địa phương, hình thành hệ thống sản phẩm du lịch phong phú, đặc thù trải dài từ Bắc tới Nam. Nhiều sản phẩm du lịch mang đặc trưng văn hóa sinh thái nông nghiệp vùng, miền độc đáo, chất lượng, đã được khai thác một cách bài bản, có định hướng, đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách. Có thể nói rằng, phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới là bước đi đúng cần được nhân rộng để từng bước nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc./.

Thanh Thủy (t/h)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×