Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Phát huy giá trị Khu Di tích Lịch sử-Văn hóa quốc gia Plei Ơi

17/03/2018 | 19:55

Sáng 16/3, đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai cùng lãnh đạo một số ban, ngành của tỉnh đã đi khảo sát Khu Di tích Lịch sử-Văn hóa quốc gia Plei Ơi (Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện).

Khu Di tích Lịch sử-Văn hóa Plei Ơi.

Di tích Plei Ơi được ông nhận Di tích Lịch sử-Văn hóa cấp Quốc gia năm 1993. Hồ sơ Di tích được công nhận có tổng diện tích 100 ha bao gồm toàn bộ dân cư trong làng (33 nóc nhà tại thời điểm công nhận), khu nhà mồ, núi Chư Tao Yang, ao Ơi Y. Plei Ơi là làng của các vị Pơtao cuối cùng gắn với nhiều truyền thuyết về các vị Vua Lửa (Pơtao Apuih) và cũng là nơi còn sót lại dấu tích truyền thuyết  Hoả Xá. Theo truyền thuyết, các vị Vua Lửa là những người có sức mạnh phi thường, nhờ vào quyền năng của “Thanh gươm thần” nên có thể hô mưa gọi gió, điều khiển thời tiết để mùa màng tốt tươi, dân làng no ấm; liên kết với tộc trưởng các vùng, cùng nhân dân chống lại các thế lực ngoại xâm… Từ khi được công nhận Di tích Lịch sử-Văn hoá quốc gia năm 1993, 10 năm sau (năm 2013), Di tích này được đầu tư 3,2 tỷ đồng từ chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá xây dựng các hạng mục: đường vào Khu Di tích, sân tập trung và sân lễ hội, kè đá, nhà dài, 2 nhà phụ tá, 1 nhà giấu gươm. Năm 2015, Di tích được đầu tư thêm 200 triệu đồng để hoàn thiện công trình điện, nước. Năm 2018, Di tích tiếp tục được đầu tư 3 tỷ đồng từ chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá để xây dựng thêm một số hạng mục. Tuy nhiên, theo báo cáo của lãnh đạo huyện Phú Thiện, Khu Di tích vẫn chưa phát huy nhiều giá trị trong khai thác du lịch.

Sau khi khảo sát, nghe báo cáo về Khu Di tích, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu huyện Phú Thiện phối hợp với ngành du lịch và các sở, ban, ngành liên quan xây dựng Di tích thành sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn với khách du lịch trong nước lẫn quốc tế, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Những điểm cần lưu ý, ưu tiên trước mắt là phủ xanh không gian Khu Di tích bằng cách trồng thêm nhiều cây xanh lấy bóng mát, chú trọng vệ sinh môi trường, gắn biển chỉ dẫn bắt mắt, trang trọng, xứng tầm với Di tích cấp quốc gia; kết nối Di tích với Khu du lịch Sinh thái Ayun Hạ tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, phong phú níu chân du khách; xây dựng kịch bản thuyết minh từng phần lịch sử Di tích nhằm tăng thêm ấn tượng… Trước mắt, huyện xây dựng chương trình lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apuih (Di sản Văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận năm 2015) để tổ chức vào dịp 30- 4 để thu hút khách du lịch đến với địa phương, từ đó dần hình thành thương hiệu du lịch trong thời gian tới.

Theo Báo Gia Lai

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×