Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Ninh Bình: Hội thảo tư vấn phản biện Đề án về phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2045

25/06/2021 | 09:37

Vừa qua, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện Đề án "Phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2045".

Dự hội thảo có đại diện lãnh đạo: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch tỉnh, các Hội thành viên thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh; các nhà khoa học, trí thức tiêu biểu của Trung ương và của tỉnh.

Dự thảo Đề án "Phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2021- 2030, định hướng đến năm 2045" đánh giá các nguồn lực và thực trạng phát triển du lịch, vị trí của ngành du lịch, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức, tác động của dịch bệnh COVID-19 và vấn đề đặt ra. Đề án cũng nên quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển du lịch Ninh Bình các giai đoạn; các nhóm giải pháp thực hiện Đề án.

Tỉnh Ninh Bình là một điểm đến có thương hiệu đối với du lịch và du khách trong và ngoài nước, đặc biệt còn rất nhiều tiềm năng tự nhiên, giá trị văn hóa - lịch sử to lớn để phát triển trở thành điểm đến du lịch hàng đầu quốc gia và khu vực.

Thương hiệu du lịch tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn tiếp theo cần định danh đặc trưng của du lịch tỉnh Ninh Bình gắn với hình ảnh, giá trị "Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, văn hóa - lịch sử Cố đô Hoa Lư, hướng tới ngành công nghiệp du lịch xanh, bền vững".

Xây dựng các sản phẩm du lịch có "chất lượng", coi chất lượng của các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch là lợi thế cạnh tranh trong tương lai so với các tỉnh lân cận và các đối thủ cạnh tranh. Như, sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh gắn với di sản, di tích lịch sử, lễ hội, làng nghề, tham quan và tìm hiểu văn hóa, lối sống địa phương; sản phẩm du lịch tham quan thắng cảnh thiên nhiên, chú trọng khám phá các hang động, đa dạng sinh học, phong cảnh ngoạn mục, phong cảnh làng quê, du lịch núi, sông, hồ; phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, xây dựng các khu nghỉ dưỡng, khu nước khoáng nóng có quy mô, tầm cỡ, chất lượng cao, khu giải trí cao cấp, công viên động vật hoang dã quốc gia.

Tuy nhiên, ngành du lịch đang phải đối mặt với những thách thức có tính đặc thù bởi tính liên ngành, liên vùng. Dịch vụ du lịch thường có tính chất phụ thuộc lẫn nhau. Vì vậy, thách thức chính là phải đưa tất cả các thành phần vốn gắn kết chặt chẽ thành chuỗi cung ứng du lịch để cung cấp cho khách du lịch một trải nghiệm du lịch trọn vẹn và suôn sẻ.

Các đại biểu tập trung tư vấn, phản biện, đóng góp vào dự thảo. Trong đó, bàn giải pháp huy động nguồn lực triển khai một số nhiệm vụ đột phá, trọng tâm, như: Tập trung nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng du lịch đồng bộ, hiện đại; Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch; Thực hiện chuyển đổi số trong ngành Du lịch; Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Sở Du lịch sớm tổng hợp, hoàn thiện Đề án trình các cấp, ngành xem xét, phê duyệt góp phần hoàn thành nội dung trong chương trình công tác của UBND tỉnh năm 2021.

Theo Báo Ninh Bình

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×