Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Nhiều giải pháp kích hoạt phát triển kinh tế du lịch Cần Thơ

10/01/2022 | 15:41

Nhiều giải pháp kích cầu và phát triển du lịch trong thời gian tới của TP. Cần Thơ đã được đề ra nhằm phát triển tương xứng với vị thế trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.


Nhiều giải pháp kích hoạt phát triển kinh tế du lịch Cần Thơ - Ảnh 1.

Trải nghiệm du lịch sinh thái nhà vườn tại huyện Phong Điền

Khởi động và làm mới sản phẩm du lịch

Ngay từ những ngày đầu năm 2022, nhiều điểm tham quan du lịch trên địa bàn TP. Cần Thơ đang mở cửa trở lại đón khách, sau một thời gian dài bị "đóng băng", đơn cử như Khu du lịch cộng đồng Cồn Sơn, Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ bắt dầu đón khách với nhiều hoạt động được du khách ưa thích trước đây như: tham quan bè cá, vườn cây, cùng chủ nhà trải nghiệm làm bánh dân gian, ẩm thực cây nhà lá vườn tại xứ cù lao giữa sông hậu, nghe đờn ca tài tử… nay được chăm chút hơn và mở thêm các hoạt động đón Tết quê với các trải nghiệm làm mứt, gói bánh tét, tát mương bắt cá ăn Tết theo tập quán văn hóa địa phương…

Tại các nhà vườn làm du lịch thuộc huyện Phong Điền, phong cảnh càng tươi mát và không khi sinh động hơn khi nơi đây đang vào thời điểm mùa trái cây trĩu quả, thích hợp tham quan, nghỉ dưỡng, chụp ảnh check in vườn trái cây. Trong đó, Làng du lịch Mỹ Khánh có thêm sản phẩm mới: vườn hoa đầy màu sắc, phong cảnh hữu tình, làng Du lịch Ông Đề hấp dẫn du khách với một phim trường rộng lớn với các khung cảnh ao sen thơ mộng hay phong cách cổ trang, huyền bí…

Bên cạnh đó, nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng lớn trên địa bàn cũng tất bật trang hoàng, sửa soạn mở cửa đón khách dịp Tết đến Xuân về với tâm thế mới, kết hợp với các sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị hiếu du khách, điển hình như: Mekong Silt Ecolodge, Cần Thơ Ecolodge, Casa Eco Mekong Resort, Cantho Eco Redort, Hieu'S Cottage, TTC, Cồn khương Resort…

Nhiều giải pháp kích hoạt phát triển kinh tế du lịch Cần Thơ - Ảnh 2.

Bến Ninh Kiều về đêm

Cần Thơ chú trọng phát triển kinh tế đêm gắn với du lịch

Ðề án Phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1129/QÐ-TTg, trong đó Cần Thơ là một trong 10 tỉnh, thành được chọn thí điểm xây dựng mô hình. Trên cơ sở này, Cần Thơ cũng đẩy mạnh phát triển kinh tế ban đêm gắn với du lịch, nhằm tạo thêm nhiều sản phẩm trong hoạt động du lịch, tăng sức hút với du khách.

Thực tế, qua khảo sát của ngành chức năng và ý kiến của nhiều chuyên gia về du lịch, hoạt động kinh tế ban đêm ở Cần Thơ thời gian qua chỉ tập trung chủ yếu ở ẩm thực, chiếm đến 50% thị phần nhưng nguồn thu từ hoạt động này không nhiều và không ổn định. Do đó, TP. Cần Thơ cần phải có những định hướng gia tăng và làm đa dạng dịch vụ giải trí hơn, tăng doanh thu cao hơn. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng, người dân và du khách cũng mong muốn có nhiều hoạt động trải nghiệm hơn, cụ thể như các hoạt động lễ hội đường phố, khu ngắm bình minh gần sông Hậu, tổ chức các hoạt động văn hóa vùng miền, khu bán sản phẩm đặc sản vùng miền, ẩm thực đường phố…

Ông Vưu Chấn Hùng, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Cần Thơ cho rằng: “Nhiều năm qua, Cần Thơ vẫn chưa hoạch định được khu phát triển kinh tế ban đêm. Việc này sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt là giải quyết việc làm cho nhiều người, cũng tạo đà cho du lịch phát triển theo hướng mới. Tuy nhiên, muốn phát triển kinh tế ban đêm chúng ta phải có những quy hoạch cụ thể, quy mô và tập trung theo 2 phương án.

Một là có xây dựng, tôn tạo các hạ tầng, tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực… tại địa điểm dự kiến là bờ kè sông Hậu, phố đi bộ Hai Bà Trưng, bờ hồ Búng Xáng. Theo đó cần sự hợp tác công tư, địa phương sẽ đấu thầu tìm nhà đầu tư phù hợp.

Hai là bám sát kế hoạch thí điểm các hoạt động kinh doanh, dịch vụ ban đêm của quận Ninh Kiều, dựa trên những hạ tầng, dịch vụ sẵn có. Thực tế, quận Ninh Kiều đã có kế hoạch phát triển kinh tế ban đêm, trong đó có định hướng các tuyến đường chuyên doanh, như: phố ẩm thực Ðề Thám; phố thời trang đường Nguyễn Trãi, Nguyễn Việt Hồng; phố ẩm thực Trần Phú... Tuy nhiên, các hoạt động dàn trải và chưa có nhiều dịch vụ giải trí về du lịch.

Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó Giám đốc phụ trách Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ cho biết thêm: “Du lịch Cần Thơ có nhiều tiềm năng nhưng thời gian qua phát triển chưa tương xứng. Chỉ số du khách lưu trú tại Cần Thơ bình quân khoảng 1,5 ngày, mức chi tiêu của khách trong hoạt động du lịch còn thấp. Một trong những nguyên nhân được xác định là hệ thống sản phẩm du lịch của Cần Thơ còn đơn điệu, thiếu những sản phẩm khác biệt, thiếu các dịch vụ phụ trợ, nhất là các hoạt động du lịch ban đêm… chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng phát triển du lịch của một thành phố trung tâm của vùng ĐBSCL

Khẩn trương nối lại đường hàng không và đường bộ đi và đến TP. Cần Thơ

Ông Lê Tiến Dũng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP. Cần Thơ cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, Cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ đã khôi phục 4/11 đường bay nội địa sau 3 tháng tạm ngưng do ảnh hưởng dịch Covid-19. Tính chung từ trung tuần tháng 10/ 2021 đến nay, Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ đã thực hiện 183 chuyến bay đi và đến Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ với tổng số hơn 35.730 lượt hành khách, xem ra vẫn còn khiêm tốn so với thời điểm trước dịch.

Những tuyến được kích hoạt lại gồm Cần Thơ - Côn Đảo, Cần Thơ - Phú Quốc, Cần Thơ - Hà Nội, Cần Thơ - Đà Nẵng và ngược lại, do các hãng hàng không Việt Nam Airline, Bamboo Airway, Vietjet và Vasco thực hiện.

Ngoài hàng không, sau khi có hướng dẫn từ Bộ Giao thông Vận tải, Sở Giao thông Vận tải TP. Cần Thơ cũng đã nối lại hoạt động vận tải hành khách đường bộ đi đến 16 tỉnh thành gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bình Định, Quảng Ngãi, Cà Mau, Lâm Đồng, Trà Vinh, Long An, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Hậu Giang, Kiên Giang, Bình Dương, Tiền Giang và TP.HCM với tuần suất 50% tổng số phương tiện.

Thống kê từ ngày 23/10/2021 đến ngày 1/1/2022, 5 bến xe trên địa bàn TP. Cần Thơ hoạt động hơn 2.800 chuyến, vận chuyển trên 18.000 lượt hành khách.

Do tâm lý của hành khách và người dân vẫn còn sợ dịch Covid-19, nên sản lượng vận tải hiện nay chưa đạt như mong muốn. So với giãn cách có tăng nhưng không đáng kể, nhìn chung vẫn còn rất thấp. Mỗi một chuyến xe tuyến TP.HCM đi TP. Cần Thơ và ngược lại, mỗi chuyến chỉ từ 10-12 hành khách. Còn riêng về loại hình vận tải hành khách hàng không thì lượng khách tương đối ổn định hơn”, ông Dũng cho hay.

Theo baodautu.vn

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×