Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

"Ngôi nhà chung" tưng bừng với Tết Nhảy của đồng bào Dao

14/02/2019 | 09:51

Nghi lễ đón Tết cổ truyền (trích đoạn Tết Nhảy) của đồng bào dân tộc Dao tỉnh Tuyên Quang được tổ chức với mong muốn con người sẽ vượt qua mọi gian khổ, đoàn kết chống lại các thế lực làm hại đến đời sống yên lành và cầu cho mưa thuận gió hòa…

Ngôi nhà chung tưng bừng với Tết Nhảy của đồng bào Dao  - Ảnh 1.

Lễ hội Tết nhảy thường được tổ chức vào khoảng thời gian từ ngày mùng 1 đến 25 tháng Chạp. Ảnh: Ngọc Tân

Thực hiện sự phối hợp giữa Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang trong sự kiện Ngày hội Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc năm 2019, sáng 13/2, tại "Ngôi nhà chung", đồng bào dân tộc Dao nhóm Dao quần chẹt xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang đã tái hiện lại Nghi lễ đón Tết cổ truyền (trích đoạn Tết nhảy) của dân tộc mình.

Tết nhảy hay "Nhiang chằm Đao" là nghi lễ cúng Bàn Vương - thủy tổ của dân tộc Dao. Theo phong tục, đồng bào Dao ăn Tết trước người Kinh nửa tháng và vui Tết đến hết rằm tháng Giêng (15/1 Âm lịch). Họ sửa sang thay mới bàn thờ, làm bánh ống, và làm bánh dầy. Lễ vật cúng gồm: 1 thủ lợn tượng trưng cho con lợn khoảng (10-15 kg), 5 chiếc bánh dầy hoặc bánh ống, nhà nào không có lợn thì thịt một con vịt hoặc 3 con gà đặt lên ban thờ cúng tổ tiên để cầu lộc, cầu tài và gánh vác mọi công việc như: tai họa, trừ tà ác...

Ngôi nhà chung tưng bừng với Tết Nhảy của đồng bào Dao  - Ảnh 2.

Thông thường họ tổ chức Tết nhảy theo từng thế hệ. Ảnh: Ngọc Tân

Tết nhảy chỉ tổ chức tại không gian "Nhà cái" (nhà có bàn thờ tổ) đây là việc của mỗi gia đình, nhưng được cả bản chung tay góp sức, từ việc nấu cỗ cho đến các nghi thức lễ lạt nên cũng được coi như Tết chung của cả vùng thể hiện lòng thành kính biết ơn, tri ân công đức sâu dày của tổ tiên.

Lễ hội Tết nhảy thường được tổ chức vào khoảng thời gian từ ngày mùng 1 đến 25 tháng Chạp và được cúng vào buổi sáng, thời gian lễ hội diễn ra đầy đủ là khoảng 3 ngày 3 đêm. Chủ nhà ấn định ngày, mời dân làng làm giúp các việc như: cắt giấy, trẻ que làm cán cờ, bổ cây đẽo dao, kiếm, dìu, búa, súng, lệnh bài… rồi viết chữ vào lệnh bài, dìu, thuổng, đóng đồng xu vào giấy làm tiền, in hình ngựa vào giấy… số lượng mỗi loại bao nhiêu do chủ nhà tính toán, một số người thì nấu nướng đồ lễ, giã bánh dầy và treo tranh thờ. Tất cả mọi công việc được diễn ra nhanh chóng làm không khí càng thêm tấp nập.

Ngôi nhà chung tưng bừng với Tết Nhảy của đồng bào Dao  - Ảnh 3.

Tết Nhảy là một trong lễ Tết có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống cộng đồng của đồng bào Dao quần chẹt. Ảnh: Ngọc Tân

Theo quan niệm của đồng bào Dao quần chẹt, trong cuộc sống con người phải trải qua nhiều trắc trở, rủi ro, hàng năm phải khấn trời đất, thần linh, tổ tiên để được cứu giúp, trừ giải những oan trái, bất hạnh, ban cho những điều may mắn, hạnh phúc. Bởi vậy, Tết Nhảy là một trong lễ Tết có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống cộng đồng của đồng bào Dao quần chẹt và cũng là Tết "tẩy oan", Tết "cầu may", "cầu phúc".

Lan Phạm

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×