Nghệ An: Hai lễ hội là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
30/06/2016 | 15:20Lễ hội Đền Cờn và lễ hội Đền Chín Gian là hai lễ hội đầu tiên của tỉnh Nghệ An được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đợt XIV theo Quyết định số 2067/QĐ-BVHTDL của Bộ VHTTDL.
Đền Cờn thuộc phường Quỳnh Phương, Thị xã Hoàng Mai, được xây dựng từ thế kỷ 13 và phát triển ở quy mô lớn dưới thời Lê, trùng tu nhiều lần dưới triều Nguyễn. Sau nhiều lần trùng tu và khôi phục, năm 1997 đền được Bộ Văn hóa thông tin cấp bằng công nhận là di tích quốc gia. Năm 1999, Lễ hội đền Cờn được phục hồi, trở thành hoạt động văn hóa dân gian cổ truyền mang đậm sắc thái địa phương của ngư dân. Lễ hội được tổ chức vào ngày 20, 21 tháng Giêng (Âm lịch) hàng năm.
Lễ hội Đền Cờn tổ chức vào ngày 20, 21 tháng Giêng (Âm lịch) hàng năm. (Ảnh: báo Nghệ An)
Đền Chín Gian được xây dựng vào đầu thế kỷ XIV, thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong. Đền thờ Thẻn Phà (thờ trời), Nắng Xỉ Đả (con gái trời) và Táo Ló Ỳ có công xây bản lập mường. Lễ hội diễn ra từ ngày 14-16/2 (Âm lịch) hàng năm.
Ngoài hai lễ hội này, ba lễ hội khác là Lễ hội Đình Chèm (phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), Lễ hội Đền Bảo Hà (xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai); và Lễ cúng rừng (Mủ đẳng mai) của người Thu Lao (xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai) cũng được công nhận theo quyết định.
Như vậy, hiện tại cả nước đã có 167 Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia được Bộ VHTTDL công nhận.

Lễ hội Đền Cờn tổ chức vào ngày 20, 21 tháng Giêng (Âm lịch) hàng năm. (Ảnh: báo Nghệ An)
Ngoài hai lễ hội này, ba lễ hội khác là Lễ hội Đình Chèm (phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội), Lễ hội Đền Bảo Hà (xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai); và Lễ cúng rừng (Mủ đẳng mai) của người Thu Lao (xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai) cũng được công nhận theo quyết định.
Như vậy, hiện tại cả nước đã có 167 Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia được Bộ VHTTDL công nhận.
Thu Dung