Văn hóa

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em DTTS và miền núi

24/07/2025 | 13:17

Trong những năm qua, công tác bình đẳng giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có nhiều chuyển biến đáng kể, nhận thức xã hội về bình đẳng giới được nâng lên, quan điểm về giới được các cấp, các ngành quan tâm, từng bước thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới DTTS cùng tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới đã góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của đồng bào DTTS&MN trên địa bàn tỉnh về giới và bình đẳng giới, giúp nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Đặc biệt, việc triển khai thực hiện Dự án 8 về "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" (thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS&MN) luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể. Công tác tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức góp phần nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi, quan niệm về bình đẳng giới, từng bước xóa bỏ định kiến giới trong vùng DTTS&MN.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Đồng Nai về việc đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 và đề xuất giai đoạn 2026-2030, trong đó đối với Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" cho thấy, nhiều hoạt động đã được tổ chức và mang lại hiệu quả tích cực, từng bước thay đổi nhận thức của người dân.

Đồng Nai: Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi - Ảnh 1.

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức...

Cụ thể, thực hiện kế hoạch số 289/KH-ĐCT ngày 28/4/2023 của Đoàn Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về tổ chức Cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới dành cho trẻ em vùng đồng bào DTTS&MN lần thứ nhất năm 2023 với tên gọi "Lắng nghe con nói", tỉnh Đồng Nai triển khai các cấp Hội tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ địa phương tham gia, kết quả có 80 tác phẩm tranh và 9 tác phẩm clip tham gia dự thi và chọn gửi về Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam 30 tác phẩm tranh của cá nhân và 9 tác phẩm clip của tập thể.

Nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, thay đổi định kiến, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS&MN trên địa bàn tỉnh, tỉnh đã triển khai Kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn giới thiệu những nội dung của dự án 8 và tuyên truyền nâng cao nhận thức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới cho hội viên, phụ nữ vùng đồng bào DTTS&MN tại 14 xã thuộc các huyện Tân Phú, Định Quán, Cẩm Mỹ, Trảng Bom, Xuân Lộc, Thống Nhất và thành phố Long Khánh có 1.400 chi ủy viên ban chấp hành, chi hội trưởng, chi hội phó, tổ trưởng, tổ phó các Chi hội/tổ phụ nữ, hội viên, phụ nữ DTTS tham dự. Ngoài ra, huyện Thống Nhất tổ chức 02 hội nghị triển khai bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" cho hội viên, phụ nữ vùng đồng bào DTTS năm 2024 tại xã Lộ 25 và xã Xuân Thiện.

Cùng với đó, thành lập điểm mô hình "Tổ truyền thông cộng đồng" và tổ chức hoạt động truyền thông "Xóa bỏ hủ tục vùng đồng bào dân tộc" tại xã Phú Bình, huyện Tân Phú và xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc. Qua đó mô hình điểm của tỉnh được nhân rộng tại Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Tân phú tổ chức Lễ ra mắt mô hình "Tổ truyền thông cộng đồng" tại ấp 4 xã Tà Lài và ấp 7 xã Đăk Lua. Phát 10.000 tờ gấp về một số điểm mới của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình để cán bộ, hội viên, phụ nữ và Nhân dân nghiên cứu, tìm hiểu góp phần thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương; 7.000 tờ gấp tuyên truyền bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em". Tổ chức thực hiện các hoạt động "Tuyên truyền, phổ biến, tư vấn pháp luật gắn trình diễn phiên tòa giả định" tại huyện Cẩm Mỹ và huyện Xuân Lộc có 600 hội viên, phụ nữ vùng đồng bào DTTS&MN tham dự; phối hợp tổ chức "Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp" nhằm nâng cao kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng giải quyết các vụ việc liên quan đến bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em (phát hiện vụ việc, lên tiếng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS&MN) có 75 đại biểu là cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ các huyện, thành phố; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ các xã phường, thị trấn; Chi hội trưởng phụ nữ vùng đồng bào DTTS&MN tại địa phương tham dự.

Đồng Nai: Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi - Ảnh 2.

...qua đó góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS&MN trên địa bàn tỉnh

Ngoài ra, tổ chức 02 Hội nghị đối thoại về thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến phụ nữ trẻ em, với hơn 200 hội viên, phụ nữ vùng đồng bào DTTS&MN trên địa bàn huyện Định Quán và Tân Phú tham dự. Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới cho hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp. 

Tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp cho 300 người trên địa bàn thành phố Biên Hòa. Tổ chức Hội nghị trực tuyến "Kỹ năng tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền" cho cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý năm 2025. Tổ chức tập huấn cho cán bộ nữ được bổ nhiệm lần đầu, nữ đại biểu Hội đồng nhân dân, cán bộ nữ trẻ cấp huyện và cơ sở về công tác bình đẳng giới và thực hiện "Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030" có trên 1.811 người tham dự. 

159/159 Hội Liên hiệp phụ nữ xã/phường/thị trấn tổ chức ít nhất một hoạt động tuyên truyền về bình đẳng giới nhằm thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030, thường xuyên tuyên truyền tại các lần sinh hoạt chi, tổ hội, sinh hoạt của các câu lạc bộ về thực hiện Luật bình đẳng giới, Luật phòng, chống bạo lực năm 2022, hướng dẫn kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em, góp phần ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng bạo lực trên cơ sở giới. Đồng thời các cấp Hội phụ nữ còn thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thông qua việc đóng góp ý kiến kết quả thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới, góp ý kiến dự thảo luật phòng chống mua bán người (sửa đổi), góp ý kiến dự thảo Luật tư pháp người chưa thành niên...

Các hoạt động của dự án đã góp phần giúp thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ DTTS, tiếp tục phát huy và khẳng định vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Công tác bình đẳng giới đã đạt nhiều thành quả, phụ nữ vùng DTTS đã dần thay đổi tư duy, vươn lên làm chủ cuộc sống, làm chủ gia đình.

T.Thủy

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×