Một số vấn đề về triển khai thực hiện Luật Thể dục, thể thao (phần I)
31/08/2011 | 14:10Sau 04 năm triển khai thực hiện (từ ngày 1/7/2007), Luật Thể dục, thể thao (TDTT) đã từng bước đi vào cuộc sống, phát huy được hiệu lực, hiệu quả trong việc điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động thể dục, thể thao, góp phần thúc đẩy sự nghiệp TDTT ngày càng phát triển theo đúng quan điểm định hướng phát triển thể dục, thể thao của Đảng. Để giúp độc giả có cái nhìn tổng quan về TDTT Việt Nam, đặc biệt là những vấn đề xung quanh việc triển khai, thực hiện Luật TDTT, xin giới thiệu bài viết của tác giả Vũ Trọng Lợi – Phó trưởng Ban rà soát, đề xuất sửa đổi Luật TD,TT- Tổng cục TDTT; nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế Uỷ ban TTDTT.
Về cơ bản các chính sách này đã được triển khai trong thực tiễn, đơn cử như chính sách đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho hoạt động thể dục, thể thao tiếp tục được gia tăng, cơ sở vật chất, sân bãi tiếp tục được xây mới, nâng cấp đạt tiêu chuẩn thi đấu quốc tế. Hiện nay, trong cả nước có 572 công trình đủ tiêu chuẩn thi đấu cấp quốc gia; khoảng 27149 công trình thể thao công cộng phục vụ nhu cầu tập luyện thể dục, thể thao của nhân dân; khoảng 60 đến 70% xã, phường, thị trấn đã dành đất cho thể dục thể thao, trong đó có khoảng 30% xã, phường có sân tập, nhà tập. Thể dục thể thao ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã có bước phát triển. Thể thao dân tộc được quan tâm giữ gìn, bảo tồn. Một số môn thể thao dân tộc như Vovinam, Đá cầu, Võ cổ truyền…bước đầu đã được bảo tồn, phát huy và phổ biến ra nhiều nước trên thế giới.
Hiện nay, theo thống kê chưa đầy đủ, cả nước có khoảng trên 4000 cơ sở thể thao công lập; trên 10.000 cơ sở thể thao ngoài công lập, trong đó có những cơ sở lớn như Trung tâm thể thao Lan Anh, Trung tâm thể thao Thành Long, các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp…Theo đánh giá chung, các cơ sở thể thao hoạt động bước đầu mang lại hiệu quả cao, cung cấp dịch vụ hoạt động thể thao đến đông đảo nhân dân, tổ chức thực hiện tốt công tác đào tạo, tập huấn vận động viên, tổ chức các giải thi đấu quốc gia, quốc tế.
Qua theo dõi thực tiễn hoạt động của các cơ sở thể thao cho thấy loại hình hộ kinh doanh thể thao đang phát triển mạnh ở các địa phương, đòi hỏi phải được quản lý nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ phục vụ và trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, mô hình này Luật chưa quy định cơ chế quản lý, điều kiện hoạt động…gây khó khăn, vướng mắc cho cơ quan quản lý ở cơ sở, cũng như nhu cầu tuân thủ đúng pháp luật của bản thân các hộ kinh doanh.
Việc thực hiện quy định về tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thể thao
Các quy định về tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thể thao được thể hiện chủ yếu ở Chương VI Luật Thể dục, thể thao, trong đó xác định nguyên tắc hoạt động của các tổ chức này là tự chủ, tự chịu trách nhiệm; đồng thời quy định rõ quyền và nghĩa vụ của từng loại hình tổ chức, từ Uỷ ban Olympic Việt Nam đến các liên đoàn thể thao quốc gia, liên đoàn thể thao cấp tỉnh.
Việc thực hiện các quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TDTT
Còn tiếp
(Theo tdtt.gov.vn)