Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Lào Cai: Lễ Cúng rừng của người Thu Lao đón nhận Bằng DSVHPVT cấp quốc gia

23/11/2017 | 15:44

Vừa qua, UBND huyện Mường Khương (tỉnh Lào Cai) đã tổ chức lễ đón Quyết định công nhận Lễ Cúng rừng (Mủ đẳng mai) của người Thu Lao, xã Tả Gia Khâu là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Ở Việt Nam, người Thu Lao được xếp vào dân tộc Tày, nhưng họ sống tương đối biệt lập, nên có nhiều nét riêng biệt về văn hoá với các nhóm cư dân đồng tộc. Làng của người Thu Lao quần tụ ở các triền núi. Tại đó còn có khu rừng thiêng tên gọi Lùng sảng, được dân làng suy tôn làm thần bảo hộ của cộng đồng.

Đại diện lãnh đạo UBND huyện Mường Khương đón nhận Quyết định công nhận

Lễ hội cúng rừng của người Thu Lao là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. (Ảnh: TN&MT)

Theo quan niệm của người Thu Lao xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, rừng thiêng là nơi trú ngụ của thần linh – người che chở, phù hộ và  bảo vệ cho bản làng được bình yên, các thành viên có sức khỏe, đoàn kết, vật nuôi sinh sôi phát triển, cây trồng tươi tốt, mùa màng bội thu... Vì vậy, người dân tộc Thu Lao ở xã Tả Gia Khâu luôn có ý thức bảo vệ, gìn giữ rừng và hàng năm họ đều tổ chức lễ cúng rừng. Đây là nghi lễ lớn nhất trong năm của người Thu Lao được tổ chức hằng năm vào dịp tháng hai và tháng sáu âm lịch để cầu mong thần rừng cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, các gia đình trong làng có cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc.

Lễ cúng rừng (Mủ đẳng mai) của người Thu Lao là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng có lịch sử hình thành từ lâu đời, được trao truyền qua các thế hệ cho đến ngày nay. Ngày 13/6/2016, Lễ cúng rừng (Mủ đẳng mai) của người Thu Lao đã được Bộ VHTTDL đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 2067/QĐ-BVHTTDL.

Lễ cúng rừng của người Thu Lao là di sản văn hóa phi vật thể thứ ba của huyện Mường Khương được công nhận. Trước đó, Lễ tạ ơn trâu của người Bố Y và tranh cắt giấy của người Nùng Dín cũng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia./.

AV (tổng hợp)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×