Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Kiên Giang dự kiến dành 6 tỷ đồng thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025

20/08/2021 | 14:33

Phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp trẻ em lao động trái quy định của pháp luật (gọi tắt là lao động trẻ em) và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em; phấn đấu đến năm 2030 giảm tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5 đến 17 tuổi xuống 4,5%...

Đó là một trong những mục tiêu và định hướng đến năm 2030 được đề cập tại Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 05/8/2021 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Theo đánh giá của UBND tỉnh, những năm qua, việc triển khai thực hiện Quyết định số 1023/QD-TTg ngày 07/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016-2020, đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức có liên quan, người sử dụng lao động, cộng đồng, cha mẹ và trẻ em về lao động trẻ em; thời gian qua trên địa bàn tỉnh Kiên Giang chưa phát hiện trường hợp trẻ em tham gia lao động trái với quy định của pháp luật; số học sinh bỏ học giảm theo từng năm; số học sinh theo học các trường đại học, cao đẳng, trung cấp ngày càng tăng; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được quan tâm chăm sóc, giúp đỡ nâng cao chất lượng cuộc sống, học tập và sinh hoạt, góp phần phòng ngừa trẻ em phải lao động kiếm sống. Tuy nhiên, hiện nay tỉnh Kiên Giang vẫn còn tình trạng trẻ em tham gia lao động sớm để phụ giúp gia đình, nhiều trẻ em có nguy cơ lao động sớm (theo số liệu sơ bộ 6 tháng đầu năm 2021, tỉnh còn 3.413 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 24.048 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt). Đa phần các em thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn; trẻ em bỏ học; trẻ em ở các xã bãi ngang ven biển, vùng sâu, vùng xa; trẻ em có cha, mẹ ly hôn; mồ côi cha, mẹ; có cha, mẹ tham gia các tệ nạn xã hội hoặc nghiện rượu, lười lao động… Những công việc trẻ em thường làm như bán vé số, bán hàng rong, bán tạp hóa, làm công nhật cho các cơ sở thu mua, chế biến thủy sản nhỏ, lẻ… Nguyên nhân là sự phát triển của xã hội làm gia tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo; diễn biến của các tệ nạn xã hội ngày càng phức tạp; thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn và dịch Covid-19 xảy ra đã tác động trực tiếp đến trẻ em và gia đình, làm gia tăng trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em tham gia lao động sớm.

Kiên Giang dự kiến dành 6 tỷ đồng thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025 - Ảnh 1.

Các em thiếu nhi tham gia thi diễn văn nghệ tại Hội thi Văn nghệ - Duyên dáng tỉnh Kiên Giang - Ảnh: Ngọc Thy

Để phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em, kế hoạch của UBND tỉnh tập trung vào 3 nhóm mục tiêu và định hướng đến năm 2030, gồm:

Mục tiêu 1: Phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp trẻ em lao động trái quy định của pháp luật (gọi tắt là lao động trẻ em) và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em. Phấn đấu giảm tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5 đến 17 tuổi xuống 4,9%; 100% trẻ em có nguy cơ, lao động trẻ em và trẻ em bị mua bán vì mục đích bóc lột sức lao động khi có thông báo được hỗ trợ, can thiệp kịp thời, được quản lý, theo dõi; trên 90% trẻ em có nguy cơ, lao động trẻ em được tiếp cận giáo dục phổ thông và đào tạo nghề phù hợp.

Mục tiêu 2: Truyền thông về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em; 90% cán bộ, giáo viên trong các cơ sở giáo dục, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, 70% cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, 70% trẻ em được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; 90% doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ gia đình trong các làng nghề được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.

Mục tiêu 3: Đào tạo, tập huấn về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; 90% công chức, viên chức cấp tỉnh, huyện, thành phố và 70% cán bộ, công chức cấp xã ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến vấn đề lao động trẻ em được tập huấn kiến thức, kỹ năng về quản lý, phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp giảm thiểu lao động trẻ em; 90% doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ, 70% hợp tác xã, hộ gia đình, đặc biệt hợp tác xã, hộ gia đình trong các làng nghề được tập huấn các kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp giảm thiểu lao động trẻ em.

Định hướng đến năm 2030: Phấn đấu giảm tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5 đến 17 tuổi xuống 4,5%; giảm tối đa tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong số lao động trẻ em và người chưa thành niên.

Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thực hiện giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, như: Rà soát, đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; nâng cao năng lực của chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, đặc biệt là phổ biến kiến thức đến người sử dụng lao động về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em. Tăng cường phòng ngừa, phát hiện và hỗ trợ, can thiệp lao động trẻ em và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em ở các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp cơ sở, chú trọng lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và trong các chuỗi cung ứng. Phòng, chống tội phạm mua bán trẻ em vì mục đích bóc lột sức lao động. Áp dụng thực hiện quy trình, mạng lưới phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp lao động trẻ em và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em gắn với hệ thống bảo vệ trẻ em. Hỗ trợ lao động trẻ em, trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em và gia đình tiếp cận chính sách, chương trình, dịch vụ giảm nghèo, an sinh xã hội, giáo dục phổ thông và đào tạo nghề phù hợp. Tiếp tục triển khai, duy trì các mô hình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; giai đoạn 2021-2025 dự kiến triển khai, duy trì và nhân rộng mô hình tại 15 xã, phường, thị trấn (01 xã/huyện).

Cùng với đó là các giải pháp khác như: tăng cường hợp tác quốc tế về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em nhằm trao đổi kinh nghiệm, vận động nguồn lực trong nước và quốc tế; huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân trong phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chính sách về phòng ngừa lao động trẻ em trái quy định của pháp luật… Dự kiến kinh phí thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025 là 6 tỷ đồng./.

Theo Sở VHTT Kiên Giang

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×