Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Kiểm tra việc triển khai thực hiện Công văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL tại Đà Nẵng và Hà Tĩnh

30/10/2014 | 17:06

Ngày 28/10, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên dẫn đầu đoàn công tác của Bộ VHTTDL kiểm tra việc triển khai thực hiện Công văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL của Bộ về việc không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam tại Đà Nẵng.

Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên và đoàn công tác Bộ VHTTDL
kiểm tra tại Làng đá mỹ nghệ Non nước (Đà Nẵng)

Sau khi khảo sát tại một số cơ sở sản xuất, kinh doanh tại làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, đoàn công tác của Bộ đã làm việc với đại diện quận Ngũ Hành Sơn, BQL Khu Du lịch Danh thắng Ngũ Hành Sơn, Hội quản lý làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, BQL Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước để trao đổi về những khó khăn mà làng nghề đang gặp phải.
 
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên nhấn mạnh, thực tế cho thấy tín hiệu đáng mừng về hiệu ứng của Công văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL. Đa phần các hộ, cơ sở sản xuất và người dân làng nghề đã ngừng sản xuất các sản phẩm, linh vật không phù hợp; đồng thời tìm kiếm, sáng tạo và sản xuất mặt hàng mới theo các mẫu tượng linh vật Việt Nam.

Trước những kiến nghị được nêu, Thứ trưởng yêu cầu: các địa phương phải quyết liệt triển khai thực hiện Công văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL nhưng trên tinh thần lắng nghe, chia sẻ và tìm cách tốt nhất để triển khai chủ trương ở địa phương. Trên cơ sở đó tuyên truyền về truyền thống văn hóa Việt Nam, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Cần tìm kiếm giải pháp và định hướng, hỗ trợ người dân làng nghề tháo gỡ khó khăn...

Thứ trưởng cũng yêu cầu Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm sớm đưa ra những tiêu chí cụ thể để hướng dẫn, giới thiệu, tuyên truyền cho làng nghề và người tiêu dùng rõ về những sản phẩm phù hợp và không phù hợp với văn hóa truyền thống; từ đó tìm giải pháp dung hòa giữa quy định với thị hiếu.

Thứ trưởng đồng ý với kiến nghị của địa phương về việc tìm kiếm những nghệ nhân lành nghề để hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn và tìm kiếm những mẫu sản phẩm mới, đúng quy định; mời báo chí hợp tác tuyên truyền để người tiêu dùng và người dân làng nghề hiểu đúng về Công văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL và lộ trình triển khai; hỗ trợ làng nghề quảng bá sản phẩm hướng đến thị trường quốc tế...

Trước đó, từ ngày 27- 28/10, Thanh tra Bộ VHTTDL cùng các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra một số di tích trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Tại đây, đoàn Thanh tra đã tiến hành kiểm tra tại ba điểm di tích: Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia Đền Chợ Củi (xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân); Di tích lịch sử cách mạng Đền Phương Giai (xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh); đền thờ Mẫu Nguyễn Thị Bích Châu (xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh). Qua kiểm tra, Đoàn Thanh tra ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ các giá trị gốc của di tích. Tuy nhiên, ở các điểm di tích này xuất hiện nhiều hiện vật lạ; một số điểm xuống cấp trầm trọng.

Thay mặt đoàn Thanh tra, Phó Chánh thanh tra Bộ VHTTDL - Phạm Xuân Phúc đề nghị lãnh đạo, chính quyền địa phương cần tăng cường các biện pháp bảo vệ, phát huy giá trị của di tích; khẩn trương di dời hiện vật lạ ra khỏi các di tích. Lãnh đạo phòng, ban tham mưu cho huyện ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương có di tích thực hiện nếp sống văn minh trong việc sử dụng đồ mã nơi công cộng.

Bên cạnh đó, quản lý việc tiếp nhận đồ thờ tự, đồ công đức và hiện vật lạ vào khu di tích. Tiếp tục quản lý và xử lý nghiêm các hiện tượng thu đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch giá tại khu vực hàng quán dịch vụ của di tích. Các hòm đựng tiền dầu nhang cần kín, dán giấy xi tránh gây phản cảm. Phó Chánh Thanh tra Phạm Xuân Phúc cũng đã giao Thanh tra Sở kiểm tra lại việc di chuyển sư tử đá cùng các hiện vật lạ khác ra khỏi di tích trước ngày 15/11/2014.

CTTĐT

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×