Khai quật khảo cổ tại Hà Tĩnh và Bắc Ninh
21/11/2014 | 13:38Bộ VHTTDL đã cho phép khai quật khảo cổ tại di chỉ sản xuất đồ sành Quả Cảm, thuộc xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh và di chỉ Thạch Lạc, thuộc xã Thạch Lạc, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Theo Quyết định số 3820/QĐ/BVHTTDL, Sở VHTTDL tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu kinh thành khai quật tại di chỉ sản xuất đồ sành Quả Cảm, thuộc xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Thời gian khai quật từ ngày 20/11-20/12/2014, với diện tích 150m2.
Quyết định số 3821/QĐ-BVHTTDL, Bảo tàng Hà Tĩnh phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật tại di chỉ Thạch Lạc, thuộc xã Thạch Lạc, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Thời gian khai quật từ ngày 17/11-20/12/2014, với diện tích 100m2.
Trong thời gian khai quật, các cơ quan được cấp phép cần chú ý bảo vệ địa tầng của di tích, có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương, không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa.
Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật phải được tạm nhập vào Bảo tàng tỉnh để giữ gìn, bảo quản; Bảo tàng tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và báo cáo Bộ trưởng Bộ VHTTDL xem xét quyết định giao những hiện vật đó cho bảo tàng công lập có chức năng thích hợp để bảo vệ và phát huy giá trị.
Sau khi kết thúc đợt khai quật chậm nhất 03 tháng, các đơn vị liên quan phải có báo cáo sơ bộ và sau 01 năm phải có báo cáo khoa học gửi về Cục Di sản văn hóa.
CTTĐT
Quyết định số 3821/QĐ-BVHTTDL, Bảo tàng Hà Tĩnh phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật tại di chỉ Thạch Lạc, thuộc xã Thạch Lạc, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Thời gian khai quật từ ngày 17/11-20/12/2014, với diện tích 100m2.
Trong thời gian khai quật, các cơ quan được cấp phép cần chú ý bảo vệ địa tầng của di tích, có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương, không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa.
Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật phải được tạm nhập vào Bảo tàng tỉnh để giữ gìn, bảo quản; Bảo tàng tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và báo cáo Bộ trưởng Bộ VHTTDL xem xét quyết định giao những hiện vật đó cho bảo tàng công lập có chức năng thích hợp để bảo vệ và phát huy giá trị.
Sau khi kết thúc đợt khai quật chậm nhất 03 tháng, các đơn vị liên quan phải có báo cáo sơ bộ và sau 01 năm phải có báo cáo khoa học gửi về Cục Di sản văn hóa.
CTTĐT