Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Khai mạc Lễ hội “Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội”

17/09/2010 | 07:14

(VP)- Tối 16/9, Lễ hội “Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội” với chủ đề "Hà Nội, nơi hội tụ -kết tinh-lan toả chính thức khai mạc.  Chương trình do Bộ VH-TT& DL, Bộ NN-PTNT, UBND TP Hà Nội phối hợp với Hiệp hội Làng nghề Việt Nam và các địa phương đại diện các vùng nghề toàn quốc tổ chức từ 16 đến 21/9 tại Công viên Bách Thảo, Hà Nội

Tới dự có: đ/c Cao Đức Phát - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; đ/c Lê Tiến Thọ - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng Ban Chỉ; bà Katherin Muler – Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội; đại diện lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội; đại diện các ban, ngành, các tỉnh, thành phố trong cả nước.


Thứ trưởng Bộ VHTTDL- Lê Tiến Thọ phát biểu tại Lễ khai mạc

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thứ trưởng Lê Tiến Thọ cho biết: Đây là hoạt động văn hóa nhằm bảo tồn, phát triển và tôn vinh trí tuệ, sự tài hoa, khéo léo của các nghệ nhân, thợ thủ công, làng nghề truyền thống Hà Nội và cả nước. Thay mặt Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND thành phố Hà Nội và các địa phương, Thứ trưởng đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tạo điều kiện và dành sự quan tâm tới các làng nghề truyền thống trên cả nước, cũng như sự mến mộ, trân trọng của nhân dân và khách quốc tế đối với các nghệ nhân, các làng nghề để tiếp tục gìn giữ những giá trị văn hóa dân tộc trong thời kỳ phát triển đất nước, mở rộng hội nhập quốc tế, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt nêu cao tinh thần “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.

Trong 5 ngày diễn ra lễ hội, du khách quốc tế và trong nước sẽ được tham quan các khu triển lãm không gian nghề truyền thống Thăng Long - Hà Nội; khu trưng bày của 5 làng nghề: gốm Bát Tràng (Gia Lâm), dát vàng Kiêu Kỵ (Gia Lâm), dệt lụa Vạn Phúc (Hà Đông), nghề mỹ nghệ Sơn Đồng (Hoài Đức), mây tre đan Phú Vinh (Chương Mỹ); khu trưng bày nghề của một số phố nghề tiêu biểu như: Hàng Nón, Hàng Đồng, Hàng Mã...

Lễ hội sẽ tạo dựng các phố nghề: Hàng Nón, Hàng Đồng, Hàng Mã, Lãn Ông, Hàng Quạt. Mỗi dãy phố được tạo dựng có độ dài 50m với biển tên phố treo trên cột điện, có nhà mô phỏng nhà cổ Hà Nội và các nghệ nhân thao diễn nghề trong đó. Bên cạnh đó, lễ hội cũng tạo dựng không gian Hà Nội 36 phố phường bằng nghệ thuật sắp đặt hoa của các nghệ nhân Hà Nội; không gian văn hóa làng nghề vùng núi Tây Bắc phác họa ruộng bậc thang, nhà sàn, dệt thổ cẩm, làm nhạc cụ, seo giấy, nhuộm vải...

Tham ra Lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật và các chương trình phong phú khác như Lễ dâng hương, Lễ tế Tổ nghề, hội chợ, hội thảo, không gian ẩm thực làng Việt và thao diễn tay nghề...

Lễ hội này cũng là hoạt động mở đầu cho Tuần lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội.  

Một số hình ảnh trong đêm khai mạc:
 


HCTC

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×