Kết quả hoạt động Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
28/08/2024 | 07:42Phong trào “TDĐKXDĐSVH” trên địa bàn tỉnh Hậu Giang được Ban Chỉ đạo (BCĐ) các cấp đặc biệt quan tâm chỉ đạo và được toàn xã hội đồng tình hưởng ứng tích cực, từng bước nâng cao số lượng lẫn chất lượng các danh hiệu văn hóa.
Theo báo cáo kết quả hoạt động Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, Phong trào "TDĐKXDĐSVH" trên địa bàn tỉnh Hậu Giang được Ban Chỉ đạo (BCĐ) các cấp đặc biệt quan tâm chỉ đạo và được toàn xã hội đồng tình hưởng ứng tích cực, từng bước nâng cao số lượng lẫn chất lượng các danh hiệu văn hóa. Từ đó, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - văn hóa - xã hội và quốc phòng - an ninh của tỉnh nhà và từng bước tạo cảnh quan, môi trường ngày thêm sáng, xanh, sạch, đẹp.
Phong trào làm chuyển biến nhận thức, nêu cao truyền thống văn hóa tốt đẹp như: tinh thần đoàn kết cộng đồng, tương thân tương ái, tình làng nghĩa xóm, giúp nhau phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, vận động Nhân dân chấp hành tốt chủ trương, pháp luật của Nhà nước thông qua các phong trào do Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên BCĐ tổ chức: phong trào đền ơn đáp nghĩa, ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, ngày vì người nghèo, 5 không 3 sạch... được nhân rộng trong đời sống hàng ngày và trở thành nét đẹp luôn được trân trọng và phát huy. Sự chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng ngày càng tốt đẹp hơn, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được 6 đến trường, các gia đình thương binh liệt sỹ, gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng từng bước được chăm sóc chu đáo, nhiều mô hình hợp tác kinh tế, xóa đói giảm nghèo được hình thành, góp phần thúc đẩy thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Tỉnh.
Phong trào đã huy động được các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng văn hóa, nhất là tạo chuyển biến bộ mặt nông thôn qua việc đầy tư xây dựng nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng (điện, đường, trường, trạm...) và tạo cảnh quan, môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp trên các tuyến đường, tạo nền tảng vững chất để xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị, góp phần nâng cao đời sống vật chất và văn hóa tâm linh của người dân.
Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển sôi nổi, ngày càng thu hút đông đảo Nhân dân tham gia. Đặt biệt là các hoạt động hướng về cơ sở: tổ chức hội thi, liên hoan, hội thao, biểu diễn văn nghệ, đờn ca tài tử, giới thiệu sách, triển lãm, chiếu phim phục vụ các xã vùng sâu, xã nông thôn mới, phong trào thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao đạt được nhiều thành tích ấn tượng.
Thông qua phong trào, đã rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên từng bước trưởng thành có bản lĩnh chính trị và quan điểm quần chúng, bồi dưỡng phát triển nhiều cán bộ trẻ tham gia vào các hoạt động phong trào góp phần nâng cao chất lượng về xây dựng hệ thống chính trị trong toàn tỉnh.
Phong trào đã tập hợp, khơi dậy và phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân cho sự phát triển chung của tỉnh nhà. Người dân đã đóng góp công sức, của cải hàng chục tỷ đồng xây dựng các công trình giao thông nông thôn; xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa cho các trường hợp khó khăn về nhà ở, giúp họ an tâm lao động sản xuất, vươn lên ổn định cuộc sống; đầu tư xây dựng nhiều sân bãi thể thao, tạo sân chơi bổ ích cho các tầng lớp lao động xã hội; tích cực tham gia các hoạt động của Tổ Nhân dân tự quản, nhằm duy trì và thực hiện các 24 phong trào ở cơ sở... Tất cả đã làm cho bộ mặt quê hương thay da đổi thịt từng ngày.
BCĐ các cấp thường xuyên được củng cố, kiện toàn đảm bảo phát huy tốt vai trò chỉ đạo; tăng cường công tác kiểm tra, cùng nhau cộng đồng trách nhiệm khắc phục những mặt hạn chế theo thẩm quyền, nhằm xây dựng và nâng chất các danh hiệu văn hóa; đồng thời gợi ý những biện pháp hay, những cách làm mới nhằm thúc đẩy phong trào phát triển toàn diện và bền vững hơn. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự phối hợp của các ngành, đoàn thể ngày càng chặt chẽ và đồng bộ hơn. Từ đó, đã nâng cao nhận thức trong các tầng lớp Nhân dân về mục đích, ý nghĩa của phong trào, qua đó người dân đồng thuận cao và tích cực tham gia hưởng ứng phong trào rộng khắp trong tỉnh. BCĐ các cấp thường xuyên tổ chức kiểm tra phong trào xây dựng ấp, khu vực; xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị để cùng nhau cộng đồng trách nhiệm khắc phục những mặt hạn chế đúng theo phân cấp, góp phần nâng cao chất lượng phong trào ngày càng toàn diện hơn. Các địa phương đã đưa phong trào này vào phong trào thi đua yêu nước của địa phương mình, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào được triển khai thực hiện đúng thực chất, mang tính lâu dài, tránh tình trạng "đầu voi đuôi chuột".
BCĐ các cấp đã vận dụng phương thức xã hội hóa, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, sức sáng tạo của Nhân dân; qua đó xác lập nhiều mô hình trên các lĩnh vực và xây dựng các điển hình để nhân rộng. BCĐ các cấp đều tổ chức tập huấn cho các cán bộ làm công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở; đồng thời thường xuyên ban hành các công văn chỉ đạo, uốn nắn phong trào ở cơ sở, góp phần thúc đẩy phong trào phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Phát huy tốt vai trò tự quản của Nhân dân, lồng ghép kế hoạch phát triển sự nghiệp của các ngành với địa phương và của Nhân dân để xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở vật chất một cách hiệu quả nhất. Kịp thời phát hiện, bình chọn và xây dựng các điển hình tiên tiến trong phong trào ở tất cả các cấp, từng bước nhân ra diện rộng góp phần thúc đẩy phong trào "TDĐKXDĐSVH" phát triển thường xuyên, toàn diện và bền vững. Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng và kiên quyết không công nhận danh hiệu khi không đủ tiêu chuẩn nhằm động viên, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo tích cực tham gia phong trào.
Phong trào có nội dung thiết thực, hợp lòng dân, được đông đảo các tầng lớp Nhân dân nhiệt tình ủng hộ và tự giác thực hiện. Từ đó, phong trào đã tập hợp, khơi dậy và phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân cho sự phát triển chung của tỉnh. Xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa cho các trường hợp khó khăn về nhà ở, giúp họ an tâm lao động sản xuất, tự vươn lên để ổn định cuộc sống; đầu tư xây dựng nhiều sân bãi thể thao, tạo sân chơi bổ ích cho lực lượng thanh thiếu niên; tích cực tham gia các hoạt động của Tổ Nhân dân tự quản, nhằm duy trì và thực hiện các phong trào ở cơ sở.v.v... Tất cả đã làm cho bộ mặt quê hương thay da đổi thịt từng ngày. Cảnh quan, môi trường ở từng cơ quan, đơn vị, 25 trường học và hộ gia đình ngày càng khang trang, sạch đẹp góp phần làm cho quê hương xóm ấp thêm nhiều đổi mới. Chất lượng các danh hiệu văn hóa ngày một nâng cao, đảm bảo tiêu chuẩn và không chạy theo số lượng. Các chỉ tiêu về kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng đều hoàn thành đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Về phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024, Hậu Giang tiếp tục đẩy mạnh Phong trào "TDĐKXDĐSVH" với tiêu chuẩn ngày càng hoàn thiện, phong phú về mô hình, rộng rãi về đối tượng và chặt chẽ về quy trình nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả phong trào. Phát huy hơn nữa phương thức xã hội hóa và vai trò tự quản của Nhân dân; đổi mới phương thức hoạt động các đoàn thể theo hướng gắn với việc hoàn thành chỉ tiêu kinh tế – xã hội của mỗi địa phương. Khắc phục tư tưởng trông chờ ỷ lại, hạ thấp tiêu chuẩn, thiếu trung thực, chạy theo số lượng để báo cáo thành tích. Năm 2024, Hậu Giang đưa ra chỉ tiêu phấn đấu Phấn 80% trở lên hộ gia đình đạt danh hiệu "GĐVH", 90% ấp, khu vực đạt danh hiệu văn hóa, 80% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa, công nhận mới 03 phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh.