Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Kết quả ghi nhận sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển thể dục thể thao tại thành phố Pleiku

24/08/2020 | 15:40

Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thể dục thể thao trên địa bàn thành phố luôn được Thành ủy, UBND thành phố Pleiku quan tâm chỉ đạo bằng các chương trình, kế hoạch phát triển thể dục thể thao, chỉ đạo cơ quan chuyên môn và xã, phường triển khai thực hiện sâu rộng trên các địa bàn dân cư.

Kết quả ghi nhận sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển thể dục thể thao tại thành phố Pleiku - Ảnh 1.

Cơ sở vật chất hoạt động thể thao từng bước được đầu tư. Hoạt động thể thao quần chúng được duy trì và phát triển rộng khắp ở hầu hết các xã, phường. Công tác tổ chức thi đấu giải thể thao được thường xuyên và liên tục, có nhiều giải thi đấu đạt chất lượng cao thu hút được đông đảo vận động viên của thành phố, các huyện, thị xã và một số tỉnh về tham gia thi đấu. Hiện toàn thành phố có 45 sân tập luyện bóng đá, trên 82 sân tập luyện bóng chuyền, 40 sân quần vợt, 12 nhà tập thể dục, 10 điểm sinh hoạt bóng bàn, 16 hồ bơi, 04 sân bóng rổ… phục vụ được nhu cầu sinh hoạt tinh thần của người dân. Từ năm 2011 đến nay, thành phố đã lắp đặt 187 bộ dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời tại các hoa viên, công viên.

Để duy trì và phát triển phong trào, hàng năm, thành phố tổ chức các giải thi đấu nhân các ngày lễ lớn, kỷ niệm của đất nước, của tỉnh và của thành phố; các giải thi đấu thể thao truyền thống như: Hội thao Đại đoàn kết, Hội thao CNVC-LĐ thành phố, Hội thao các dân tộc thiểu số, giải việt dã Kpă Klơng, giải bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, tennis, bóng đá…         

Trong các kỳ Đại hội thể dục thể thao, các xã, phường đều đăng ký tổ chức từ 6 đến 10 môn thi đấu, Thành phố luôn tổ chức từ 16 - 18 môn; qua đó đã huy động được đông đảo vận động viên và quần chúng nhân dân tham gia.

Việc tập luyện TDTT dần trở thành thói quen hàng ngày của đông đảo người dân. Số lượng người tập thể dục thể thao thường xuyên và số hộ gia đình tham gia tập luyện thể thao ngày càng tăng. Năm 2010, số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là 26%, năm 2019 số người tập luyện thể dục thể thao là 38,5%, tăng 13,5 so với năm 2010. Năm 2010, số gia đình tham gia tập luyện thể dục thể thao là 19%, năm 2019 số gia đình tham gia tập luyện thể dục thể thao là 29%, tăng 10% so với năm 2010.

Công tác xã hội hóa hoạt động thể thao ngày càng có hiệu quả, tuyên tuyền vận động được các tổ chức, cá nhân quan tâm tài trợ cho hoạt động thể dục thể thao. Một số tổ chức, cá nhân đã đầu tư xây dựng sân bóng đá mi ni cỏ nhân tạo, sân quần vợt, sân cầu lông, phòng tập bóng bàn, bể tập bơi... tạo điều kiện cho người dân có thêm các điểm tập luyện thể thao.

Nhằm bảo tồn và phát triển các môn thể thao truyền thống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số, tại các kỳ Đại hội thể dục thể thao thành phố, của các xã, phường, Hội thi Thể thao các dân tộc thiểu số, các môn thể thao truyền thống như đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ... được đưa vào nội dung thi đấu.

Để phát huy hơn nữa những kết quả đạt được trong 10 năm thực hiện Chiến lược thể thao, các cấp ủy Đảng và chính quyền cần phải nhận thức một cách đầy đủ, thấu đáo, toàn diện các quan điểm của Đảng về tăng cường sự lãnh đạo và tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao. Tăng cường công tác quản lý đi đôi với đầu tư, phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng. Đồng thời, phát huy vai trò chủ thể của người dân, lấy kiên trì vận động, tuyên truyền, thuyết phục làm phương pháp chính. Lấy phát huy dân chủ, khơi dậy ý thức trách nhiệm và tinh thần tự giác của nhân dân, huy động tiềm năng to lớn của nhân dân trong việc đầu tư và xây dựng các thiết chế thể thao cơ sở./.

Theo svhttdl.gialai.gov.vn

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×