Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Hướng tới một tầm nhìn xa hơn cho ngành công nghiệp văn hóa giàu tiềm năng của Việt Nam.

23/05/2018 | 15:06

Đó là ý nghĩa quan trọng của Báo cáo toàn cầu 2018 UNESCO công ước bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa tại Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghệ diễn ra như vũ bão.


Sáng 23/5, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) - Văn phòng UNESCO Hà Nội tổ chức lễ công bố báo cáo toàn cầu  2018 UNESCO Công ước bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa.

Toàn cảnh lễ công bố báo cáo toàn cầu  2018 UNESCO Công ước bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa. Ảnh: Gia Linh

Tham dự lễ công bố có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên, ông Michael Croft – Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội, ông Fereric Hogberg – Đại sứ Thụy Điển tại Hà Nội, bà Nguyễn Phương Hòa – Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế - Bộ VHTTDL, TS Bùi Hoài Sơn – Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia, cùng đại diện các đơn vị Cục, Vụ thuộc Bộ VHTTDL, đại diện các Trung tâm Giao lưu văn hóa nước ngoài tại Việt Nam, đại diện các không gian sáng tạo, các nghệ sĩ độc lập cùng đông đảo các cơ quan thông tấn, báo chí.

Công ước bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa được UNESCO thông qua vào năm 2005 là một trong những nỗ thực hiện cam kết thúc đẩy sự đa dạng văn hóa trong Hiến chương của UNESCO. Ngay sau khi Việt Nam phê chuẩn công ước vào 8/2007, Chính phủ Việt Nam đã giao Bộ VHTTDL làm đầu mối quốc gia tham gia công ước.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên phát biểu tại lễ công bố. Ảnh: Đinh Đạt

Phát biểu khai mạc lễ công bố báo cáo toàn cầu  2018 UNESCO Công ước bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên cho biết, thực hiện chủ trương chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đang là thành viên tích cực nghiêm túc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình trong Công ước. Với trách nhiệm của quốc gia thành viên, Việt Nam đã hoàn thiện báo cáo quốc gia định kỳ 4 năm (2012 -2015) về thực hiện công ước theo quy định của UNESCO với sự hỗ trợ của Cơ quan hỗ trợ quốc tế Thủy Điển SIDA, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội. Trên cơ sở báo cáo các quốc gia thành viên, UNESCO hoàn thiện báo cáo toàn cầu 2018, tái định hình các chính sách văn hóa nhằm đánh giá tác động của các chính sách, biện pháp được các quốc gia ban hành gần đây. Đây là dịp để chúng ta cùng nhau nhìn nhân công ước 2005 đã và đang tác động đến sự thay đổi trên toàn cầu và các quốc gia như thế nào.  

Giới thiệu về Công ước bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa của UNESCO, bà Nguyễn Phương Hòa – Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế chia sẻ: “Công ước 2005 là 1 công cụ pháp lý quốc tế mang tính ràng buộc nhằm mục tiêu bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, cụ thể biểu hiện hoặc được truyền tải qua các họat động văn hóa, hàng hóa và dịch vụ văn hóa – phương tiện của văn hóa đương đại. Hiện có 145 quốc gia và 1 tổ chức khu vực phê chuẩn Công ước.”

Bà Nguyễn Phương Hòa - Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế. Ảnh: Gia Linh

Công ước 2005 không đề cập đến toàn bộ khía cạnh của “Đa dạng Văn hóa”, mà chỉ tập trung vào sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa được thể hiện và chia sẻ qua các họat động văn hóa, hàng hóa và dịch vụ văn hóa – hình thức truyền tải đương đại của văn hóa

Mục tiêu của Công ước 2005 là khẳng định chủ quyền của quốc gia trong việc đưa ra các chính sách văn hóa; Công nhận tính hai mặt của hàng hóa và dịch vụ văn hóa; Đồng thời tăng cường sự đoàn kết và hợp tác quốc tế để khuyến khích, nuôi dưỡng sự biểu đạt văn hóa của tất cả các quốc gia, cụ thể là hỗ trợ các quốc gia mà hàng hóa và dịch vụ văn hóa thiếu sự tiếp cận với các phương tiện để sáng tạo, sản xuất và phổ biến ở cấp quốc gia và quốc tế - bà Hòa chia sẻ.

Việt Nam là một trong những nước tham gia tích cực vào quá trình soạn thảo và sớm phê chuẩn Công ước, đồng thời hoàn thành nghĩa vụ về nộp Báo cáo quốc gia định kỳ lần thứ 1 và thứ 2. Đặc biệt, Việt Nam trúng cử và đảm nhiệm thành công vai trò Phó Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ và Phó Chủ tịch Đại hội đồng Công ước UNESCO nhiệm kỳ (2011-2015). 

Giới thiệu Báo cáo toàn cầu 2018 của UNESCO về thực hiện công ước 2005, bà Phạm Thị Thanh Hường – Trưởng  ban Văn hóa – Văn phòng UNESCO Hà Nội cho biết, “Báo cáo toàn cầu 2018 phân tích những tiến bộ đã đạt được trong việc thực hiện Công ước của UNESCO về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa từ khi bản báo cáo đầu tiên được công bố vào năm 2015. Báo cáo toàn cầu được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các Báo cáo định kỳ 4 năm một lần được nộp bởi các quốc gia thành viên.”

TS Bùi Hoài Sơn – Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia. Ảnh: Gia Linh

Điểm mấu chốt của báo cáo toàn cầu 2018 đó là sự nêu bật ảnh hưởng của cách mạng công nghệ đến các khía cạnh của chuỗi giá trị văn hóa. Trong đó, chuỗi giá trị văn hóa đã được biến đổi và chỉ có một só ít quốc giá đã có chiến lược để đối mặt với những thay đổi này.Trong bối cảnh đó, Công ước vẫn là một Điều ước mang tính tiên phong vì đã đưa những đóng góp của các nhân tố xã hội dân sự vào việc thực thi chính sách trong những lĩnh vực phức tạp như phân phối và sản xuất các hàng hóa và dịch vụ văn hóa. 

Chia sẻ về quá trình Việt Nam xây dựng báo cáo quốc gia, TS Bùi Hoài Sơn – Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia khẳng định “Đảng và Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề văn hóa. Chúng ta có nhiều chính sách để phát triển văn hóa như:  Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943, Nghị quyết 33 về xây dựng, phát triển văn hóa con người Việt Nam... Tuy nhiên chúng ta vẫn gặp nhiều lúng túng trong việc phát triển văn hóa như thế nào? Công ước 2005 này mở đường cho chúng ta, gợi ý cách thức làm thế nào chúng ta phát triển công nghiêp văn hóa bên cạnh vấn đề chủ quyền văn hóa quốc gia. 

Công ước 2005 cũng là nền tảng để xây dựng các chính sách Văn hóa Việt Nam. Trong 4 năm qua, nhiều chính sách văn hóa được Đảng, Nhà nước phê duyệt có sự gần gũi với các nội dung của công ước 2005. Điều đầu tiên, quan trọng nhất chính là sự ra đời của Nghị quyết 33/NQ-TW về xây dựng, phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước ngày 9/6/2014. Trong Nghị quyết có nhiều vấn đề nhưng có vấn đề rất gần gũi với công ước 2005 đó là nhiệm vụ phát triển công nghiệp văn hóa. 

Nghị quyết 33 đã mở đường cho nhiều chính sách văn hóa như: Chiến lược phát triển các ngành Công nghiệp văn hóa Việt Nam; Các đề án xây dựng đội ngũ sáng tạo văn học nghệ thuật; Đề án tăng cường năng lực quản lý, thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan; Chiến lược phát triển điện ảnh; Quy hoạch phát triển mỹ thuật; Quy hoạch phát triển nghệ thuật biểu diễn…

Ông Michael Croft – Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội. Ảnh: Gia Linh

Ông Michael Croft – Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội cho rằng Việt Nam đã đạt được những thành công quan trọng, trong đó có việc thông qua “Chiến lược phát triển các ngành Công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”. “Tôi hy vọng rằng các phân tích trong Báo cáo toàn cầu sẽ đưa lại cho Việt Nam một cơ hội để đánh giá lại các kết quả đã đạt được và hướng tới một tầm nhìn xa hơn cho các ngành công nghiệp văn hóa vốn rất giàu tiềm năng” – ông Michael Croft chia sẻ./.

Gia Linh

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×