"Cầu ngói Thanh Toàn", một di tích nổi tiếng ở Thừa Thiên Huế vừa được đưa vào tu bổ, tôn tạo sau gần 250 năm tồn tại.
Nằm ở làng Thủy Thanh Chánh thuộc xã Thủy Thanh, TX Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế, Cầu ngói Thanh Toàn là cây cầu cổ có nhiều giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật và văn hóa...
Cây cầu này hiện đang được chính quyền địa phương hạ giải để tiến hành bảo tồn, tu bổ và tôn tạo lại sau gần 250 năm tồn tại.
Bảng thông tin, giới thiệu về nguồn gốc của cầu ngói Thanh Toàn.
Dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích Cầu ngói Thanh Toàn được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt với tổng vốn đầu tư hơn 13 tỷ đồng.
Dự án được Bộ VHTTDL lập và do Ban QLDA đầu tư xây dựng khu vực thị xã Hương Thủy làm chủ đầu tư, dự kiến sẽ hoàn thành sau 1 năm.
Theo Ban QLDA đầu tư xây dựng thị xã Hương Thủy việc tu bổ sẽ dựa trên nguyên tắc tận dụng tối đa nguyên bản, vật liệu gốc.
Được biết, sau khi hạ giải các nhà khoa học sẽ cùng thẩm định lại các vật liệu trước khi đơn vị lên kế hoạch bổ sung vật liệu trùng tu.
Các vật liệu hạ giải được đánh số, ghi chép cẩn thận.
Với lối kiến trúc “thượng gia hạ kiều”, Cầu ngói Thanh Toàn được xem là một công trình ở làng quê đẹp nhất ở xứ Huế. Cầu dài 17,8m, rộng 5,3m chia làm 7 gian với cách bố trí giống như 7 gian trong một ngôi nhà lớn. Đây cũng là chiếc cầu gỗ được xếp vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam (hình ảnh trước khi trùng tu).
Với những giá trị của mình, năm 1990, Cầu ngói Thanh Toàn được Bộ VHTTDL công nhận là di tích cấp quốc gia. Hiện đây cũng là địa điểm thu hút đông đảo du khách dừng chân khi đến Huế.
Lê Chung