Hội thảo xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch Hưng Yên
28/08/2015 | 17:02Trong 02 ngày 24-25/8, Tổng cục Du lịch phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Hưng Yên đã tổ chức Hội thảo “Xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch Hưng Yên” và “Tọa đàm phát triển sản phẩm du lịch đường sông tuyến sông Hồng Hà Nội – Hưng Yên”.
Tham gia Hội thảo “Xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch Hưng Yên” có đồng chí Nguyễn Văn Tuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch; đại diện Sở VHTTDL, Trung tâm xúc tiến du lịch các tỉnh: Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh; đại diện Hiệp hội Du lịch Việt Nam, các Công ty, doanh nghiệp lữ hành trong nước; các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các phóng viên đại diện cơ quan báo chí Trung ương, địa phương.
Về phía tỉnh Hưng Yên có đồng chí Đoàn Văn Hòa - Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy tỉnh Hưng Yên; đồng chí Nguyễn Duy Hưng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên; đồng chí Trần Đăng Tuấn – Giám đốc Sở VHTTDL, cùng đại diện lãnh đạo các Sở, ngành thuộc Tỉnh.
Trong những năm qua, với sự hỗ trợ của Trung ương, cùng với sự đóng góp tích cực của các tổ chức và doanh nghiệp, du lịch của Tỉnh đã được đẩy mạnh; công tác tuyên truyền, quảng bá cho du lịch Hưng Yên được chú trọng, lượng khách du lịch đến Hưng Yên ngày càng tăng (năm 2014 đạt 319.520 lượt khách, trong đó có 9.650 lượt khách quốc tế).
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên - Nguyễn Duy Hưng khẳng định, mặc dù là địa phương có số lượng di sản, di tích lịch sử văn hóa lớn, nhiều di sản có thể khai thác phát triển du lịch nhưng cơ cấu sản phẩm du lịch của Hưng Yên mới chủ yếu tập trung ở các loại hình du lịch văn hóa như: Du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa, du lịch lễ hội dân gian truyền thống, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa tâm linh gắn với tour du lịch sông Hồng (Phố Hiến - Đa Hòa Dạ Trạch - Làng Gốm Bát Tràng - Hà Nội). Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất thiếu và xuống cấp; sản phẩm du lịch chưa phong phú, chất lượng sản phẩm thấp, nguồn nhân lực còn yếu và thiếu; công tác quảng bá, xúc tiến du lịch còn nhiều hạn chế… do đó mức độ hấp dẫn khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế chưa cao.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên - Nguyễn Duy Hưng mong muốn thông qua việc tổ chức Hội thảo, các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đại diện các tổ chức, doanh nghiệp sẽ đề xuất những ý tưởng sáng tạo và đưa những giải pháp hữu hiệu để xây dựng sản phẩm, loại hình du lịch phù hợp, qua đó giúp tỉnh Hưng Yên khai thác và sử dụng hiệu quả tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch Hưng Yên phát triển, thúc đẩy kinh tế-xã hội.
Theo đại diện Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch), để du lịch Hưng Yên phát triển, tỉnh Hưng Yên cần xác định và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, bởi đây là căn cứ quan trọng cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch của một điểm đến; đồng thời nâng cấp các cơ sở hạ tầng, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, trong đó có bến cảng Phố Hiến và các bến cảng khác trên tuyến sông Hồng để các phương tiện đường thủy đón trả khách du lịch thuận tiện và an toàn.
Ngoài ra, Tỉnh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch Hưng Yên bằng việc xây dựng chương trình quảng bá, xúc tiến cụ thể gắn với từng giai đoạn nhất định với các mục tiêu, giải pháp được xác định rõ ràng, chi tiết; chủ động phối hợp với cơ quan quản lý du lịch cấp trung ương, các hãng truyền thông, báo chí, truyền hình… để tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh ra nước ngoài thông qua các chiến dịch xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam.
Trước mắt tỉnh cần triển khai thực hiện các điều ước thỏa thuận liên kết, hợp tác phát triển du lịch đã ký kết giữa Hưng Yên với các tỉnh/thành trong khu vực để tạo dựng và phát triển các sản phẩm hấp dẫn, đặc trưng vùng, đồng thời mở rộng việc liên kết với các địa phương khác trong cả nước để trao đổi kinh nghiệm quản lý và hoạch định chiến lược phát triển phục vụ cho công tác quy hoạch chiến lược phát triển du lịch Hưng Yên qua từng giai đoạn. Phát huy và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về con người từ cấp quản lý tới lực lượng lao động tại các khu, điểm du lịch.
Đồng quan điểm với đại diện Vụ Lữ hành về liên kết du lịch giữa Hưng Yên với các tỉnh/thành lân cận, TS.KTS. Dương Đình Hiền – Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đề xuất tỉnh cần tập trung khai thác sản phẩm du lịch chủ lực dựa trên đặc điểm và thế mạnh tài nguyên du lịch của tỉnh đối với vùng. Cụ thể, cần phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, ẩm thực gắn với văn minh lúa nước sông Hồng, nghỉ cuối tuần, du lịch đường sông, sinh thái nông nghiệp, nông thôn. Trong đó đặc biệt chú trọng phát triển điểm du lịch quốc gia Phố Hiến, tạo thành thương Hiệu của tỉnh Hưng Yên.
Dưới góc độ văn hóa du lịch, TS. Dương Văn Sáu – Trưởng khoa Văn hóa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho biết, với tiềm năng phong phú đa dạng về du lịch văn hóa; nằm sâu giữa vùng đồng bằng châu thổ cùng với những liên kết tất yếu trong quá khứ, lịch sử cũng như đời sống hiện sinh của các cá nhân và cộng đồng người cho thấy du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn Hưng Yên là rất quan trọng, không thể thiếu trong các chương trình du lịch văn hóa. Để làm được điều này, cần xây dựng các tuyến điểm du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn của tỉnh có gắn với sự nối mạng hoạt động, liên kết nội vùng du lịch Bắc Bộ.
Tiếp thu ý kiến góp ý của các đại biểu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên - Nguyễn Duy Hưng khẳng định, đây sẽ là những giải pháp thiết thực và hiệu quả để Hưng Yên-Phố Hiến triển khai kế hoạch đầu tư đúng mức và khai thác một cách khoa học, hiệu quả tiềm năng hiện hữu của du lịch tỉnh. Đồng thời, phát triển nhanh, bền vững gắn kết du lịch với bảo tồn các giá trị văn hóa và nỗ lực xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng.
Đoàn khảo sát tại Văn Miếu Xích Đằng
Chiều ngày 25.8.2015, các đại biểu đã tham quan đền Chử Đồng Tử (huyện Khoái Châu, Hưng Yên) và tham dự “Tọa đàm phát triển sản phầm du lịch đường sông tuyến sông Hồng Hà Nội – Hưng Yên”. Tại đây, các đại biểu đã đưa ra những đề xuất thiết thực nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ, cũng như tính đa dạng của sản phẩm du lịch đường thủy.
CTTĐT
Về phía tỉnh Hưng Yên có đồng chí Đoàn Văn Hòa - Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy tỉnh Hưng Yên; đồng chí Nguyễn Duy Hưng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên; đồng chí Trần Đăng Tuấn – Giám đốc Sở VHTTDL, cùng đại diện lãnh đạo các Sở, ngành thuộc Tỉnh.
Toàn cảnh Hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên - Nguyễn Duy Hưng nhấn mạnh: Hưng Yên là tỉnh ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, liền kề với Thủ đô Hà Nội, là nơi nổi tiếng với câu ca “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”, được ví như một “Tiểu Tràng An” của Việt Nam với 23 phố, phường. Hiện nay, tỉnh có hơn 1.210 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 01 khu di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biêt, 161 di tích và cụm di tích được xếp hạng Cấp quốc gia, cùng hang ngàn tài liệu, hiện vật, cổ vật có giá trị để khai thác nhằm phát huy truyền thống văn hóa và phát triển du lịch.Trong những năm qua, với sự hỗ trợ của Trung ương, cùng với sự đóng góp tích cực của các tổ chức và doanh nghiệp, du lịch của Tỉnh đã được đẩy mạnh; công tác tuyên truyền, quảng bá cho du lịch Hưng Yên được chú trọng, lượng khách du lịch đến Hưng Yên ngày càng tăng (năm 2014 đạt 319.520 lượt khách, trong đó có 9.650 lượt khách quốc tế).
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên - Nguyễn Duy Hưng khẳng định, mặc dù là địa phương có số lượng di sản, di tích lịch sử văn hóa lớn, nhiều di sản có thể khai thác phát triển du lịch nhưng cơ cấu sản phẩm du lịch của Hưng Yên mới chủ yếu tập trung ở các loại hình du lịch văn hóa như: Du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa, du lịch lễ hội dân gian truyền thống, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa tâm linh gắn với tour du lịch sông Hồng (Phố Hiến - Đa Hòa Dạ Trạch - Làng Gốm Bát Tràng - Hà Nội). Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất thiếu và xuống cấp; sản phẩm du lịch chưa phong phú, chất lượng sản phẩm thấp, nguồn nhân lực còn yếu và thiếu; công tác quảng bá, xúc tiến du lịch còn nhiều hạn chế… do đó mức độ hấp dẫn khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế chưa cao.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên - Nguyễn Duy Hưng mong muốn thông qua việc tổ chức Hội thảo, các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đại diện các tổ chức, doanh nghiệp sẽ đề xuất những ý tưởng sáng tạo và đưa những giải pháp hữu hiệu để xây dựng sản phẩm, loại hình du lịch phù hợp, qua đó giúp tỉnh Hưng Yên khai thác và sử dụng hiệu quả tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch Hưng Yên phát triển, thúc đẩy kinh tế-xã hội.
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên tặng hoa các đại biểu tại bến tàu
Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã cùng nhau thảo luận và đánh giá những giá trị, tiềm năng, lợi thế; đồng thời, phân tích, dự báo các nhân tố mới, cơ hội mới và những khó khăn thách thức đối với du lịch của tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới. Theo đại diện Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch), để du lịch Hưng Yên phát triển, tỉnh Hưng Yên cần xác định và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, bởi đây là căn cứ quan trọng cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch của một điểm đến; đồng thời nâng cấp các cơ sở hạ tầng, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, trong đó có bến cảng Phố Hiến và các bến cảng khác trên tuyến sông Hồng để các phương tiện đường thủy đón trả khách du lịch thuận tiện và an toàn.
Ngoài ra, Tỉnh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch Hưng Yên bằng việc xây dựng chương trình quảng bá, xúc tiến cụ thể gắn với từng giai đoạn nhất định với các mục tiêu, giải pháp được xác định rõ ràng, chi tiết; chủ động phối hợp với cơ quan quản lý du lịch cấp trung ương, các hãng truyền thông, báo chí, truyền hình… để tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh ra nước ngoài thông qua các chiến dịch xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam.
Trước mắt tỉnh cần triển khai thực hiện các điều ước thỏa thuận liên kết, hợp tác phát triển du lịch đã ký kết giữa Hưng Yên với các tỉnh/thành trong khu vực để tạo dựng và phát triển các sản phẩm hấp dẫn, đặc trưng vùng, đồng thời mở rộng việc liên kết với các địa phương khác trong cả nước để trao đổi kinh nghiệm quản lý và hoạch định chiến lược phát triển phục vụ cho công tác quy hoạch chiến lược phát triển du lịch Hưng Yên qua từng giai đoạn. Phát huy và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về con người từ cấp quản lý tới lực lượng lao động tại các khu, điểm du lịch.
Đồng quan điểm với đại diện Vụ Lữ hành về liên kết du lịch giữa Hưng Yên với các tỉnh/thành lân cận, TS.KTS. Dương Đình Hiền – Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đề xuất tỉnh cần tập trung khai thác sản phẩm du lịch chủ lực dựa trên đặc điểm và thế mạnh tài nguyên du lịch của tỉnh đối với vùng. Cụ thể, cần phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, ẩm thực gắn với văn minh lúa nước sông Hồng, nghỉ cuối tuần, du lịch đường sông, sinh thái nông nghiệp, nông thôn. Trong đó đặc biệt chú trọng phát triển điểm du lịch quốc gia Phố Hiến, tạo thành thương Hiệu của tỉnh Hưng Yên.
Dưới góc độ văn hóa du lịch, TS. Dương Văn Sáu – Trưởng khoa Văn hóa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho biết, với tiềm năng phong phú đa dạng về du lịch văn hóa; nằm sâu giữa vùng đồng bằng châu thổ cùng với những liên kết tất yếu trong quá khứ, lịch sử cũng như đời sống hiện sinh của các cá nhân và cộng đồng người cho thấy du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn Hưng Yên là rất quan trọng, không thể thiếu trong các chương trình du lịch văn hóa. Để làm được điều này, cần xây dựng các tuyến điểm du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn của tỉnh có gắn với sự nối mạng hoạt động, liên kết nội vùng du lịch Bắc Bộ.
Tiếp thu ý kiến góp ý của các đại biểu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên - Nguyễn Duy Hưng khẳng định, đây sẽ là những giải pháp thiết thực và hiệu quả để Hưng Yên-Phố Hiến triển khai kế hoạch đầu tư đúng mức và khai thác một cách khoa học, hiệu quả tiềm năng hiện hữu của du lịch tỉnh. Đồng thời, phát triển nhanh, bền vững gắn kết du lịch với bảo tồn các giá trị văn hóa và nỗ lực xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng.
Đoàn khảo sát du lịch tại đền Trần
Trước khi diễn ra Hội thảo, các đại biểu đã khảo sát thực tế tuyến du lịch đường thủy dọc sông Hồng xuất phát từ bến thuyền chùa Bồ Đề (Hà Nội) đi qua các địa danh: Đền Dầm, đền Đại Lộ (huyện Thường Tín, Hà Nội), Văn Miếu Xích Đằng, chùa Chuông, chùa Phố Hiến, đền Mẫu, đền Trần (Hưng Yên) và đặc biệt là khảo sát tại các vườn nhãn và thưởng thức sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên.Đoàn khảo sát tại Văn Miếu Xích Đằng
CTTĐT