Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Hội thảo “Văn học Nga-Xô Viết với văn học Việt Nam” tại Hà Nội

07/11/2017 | 15:14

Ngày 6/11, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Văn học Nga-Xô Viết với văn học Việt Nam”, nhân kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga.

Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: vanvn.net)

Phát biểu khai mạc hội thảo, nhà thơ Hữu Thỉnh nhấn mạnh: "Cách mạng Tháng Mười Nga là sự kiện vĩ đại nhất của thế kỉ 20, có những cống hiến vô giá cho lịch sử nhân loại nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng. Chúng ta có hơn nửa thế kỷ chứng kiến ảnh hưởng to lớn của những tinh hoa văn học Nga đối với với công chúng và toàn giới văn học Việt Nam. Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khẳng định: Cuộc sống dù có thể thay đổi rất nhiều nhưng lòng biết ơn của chúng tôi với nhân dân Nga, văn học Nga là vô cùng bền vững, không bao giờ thay đổi".

Tại sự kiện, các đại biểu được giới thiệu về những thành tựu của những tác giả nổi tiếng của văn học Nga-Xô Viết, đặc biệt là những tác phẩm văn học đương đại.

Đa số các nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học tham dự hội thảo đều có chung nhận định, Văn học Nga-Xô Viết có ảnh hưởng lớn tới văn học Việt Nam. Cách mạng Tháng Mười Nga là sự kiện vĩ đại nhất của cách mạng nhân dân, đưa nước Nga trở thành một cường quốc quân sự, chính trị, kinh tế, cứu nhân loại khỏi nạn phát xít, xây dựng nên một thành trì của cách mạng thế giới.

Với Việt Nam, Cách mạng Tháng Mười Nga tạo tiền đề to lớn cho Cách mạng Tháng Tám, cho những cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam.

Riêng với văn học Nga-Xô Viết, Việt Nam đã có hơn nửa thế kỷ chứng kiến những ảnh hưởng to lớn cùng những tinh hoa của văn học Nga-Xô Viết với công chúng văn học, đặc biệt là giới văn học Việt Nam.

Với lòng yêu mến, tri ân nước Nga và tình yêu với văn học Nga-Xô Viết, các nhà văn, nhà nghiên cứu, dịch giả: Giáo sư Trần Đình Sử, Dịch giả Lê Sơn, Dịch giả Thúy Toàn, Giáo sư Phong Lê, Tiến sĩ Đào Tuấn Ảnh, nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng... đã trình bày những tham luận về sức lan tỏa của văn học Xô Viết dưới ánh sáng tháng Mười; Văn học Nga thời kỳ cải tổ và hậu Xô viết; Vai trò của lý luận văn học Xô viết đối với nền lý luận-phê bình văn học Việt Nam hiện đại; về việc đẩy mạnh giới thiệu văn học Nga với bạn đọcViệt Nam và văn học Việt Nam với bạn đọc Nga hôm nay...

Bình Nguyên (t/h)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×