Hội thảo, tọa đàm về “Văn hóa ứng xử trong lễ hội”
28/10/2016 | 16:04Sáng 26/10, tại tỉnh Phú Thọ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội thảo, Tọa đàm “Văn hóa ứng xử trong lễ hội” với sự tham gia của các nhà nghiên cứu, nhà quản lý.
Gần 30 tham luận, bài phát biểu tại Hội thảo đã nêu lên thực trạng lễ hội hiện nay và nhấn mạnh cần nhận thức đúng về lễ hội, từng bước nâng cao văn minh ứng xử trong lễ hội.
Bên cạnh đó, Ban Tổ chức các lễ hội cũng xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong lễ hội, tập trung chỉ đạo các ngành chức năng kiên quyết xử lý các hành vi phản cảm trong lễ hội, lợi dụng lễ hội để trục lợi, vấn đề an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường đã từng bước được chấn chỉnh.
Tuy nhiên, việc quản lý, tổ chức lễ hội thời gian qua vẫn còn một số vấn đề cần khắc phục, đặc biệt là việc nhận diện lễ hội để có hành vi ứng xử văn minh khi tham gia và không gây bức xúc trong lễ hội như: hiện tượng người dân vứt rác, xả rác thải không đúng nơi quy định, bẻ cành cây, trèo tường, thậm chí leo trèo cả lên tượng Phật, tượng Thánh thần, rồi cảnh chen lấn, xô đẩy, tranh cướp mang tính bạo lực trong lễ hội Gióng đền Sóc Sơn; cảnh chen lấn, xô đẩy, trèo vào hậu cung để “cướp lộc” trong đêm khai hội ở Đền Trần; cảnh chen lấn, giẫm đạp tại lễ hội Cướp Phết lấy may ở Bàn Giản (Vĩnh Phúc) và những hình ảnh tương tự diễn ra ở Hội Phết Hiền Quan (Tam Nông, Phú Thọ)…
Ở nhiều lễ hội, nhiều người còn nhét tiền vào tay tượng, Phật, thả tiền xuống giếng, đặt tiền ở gốc cây, kẽ đá, ở bất kỳ nơi nào có thể… gây hình ảnh thiếu trang nghiêm, vi phạm việc sử dụng đồng tiền Việt Nam. Đáng buồn hơn là hình ảnh người tham gia lễ hội mà trong số đó phần nhiều là những người trẻ ăn mặc hở hang, nói cười ồn ào ở chốn tôn nghiêm, gây phản cảm khi tham gia lễ hội mặc cho Ban tổ chức đã có quy định trang phục phải lịch sự, kín đáo, ăn nói nhỏ nhẹ…
Theo đó, để hoạt động lễ hội năm 2017 được tổ chức tốt, đặc biệt trong thời gian dịp đầu Xuân năm mới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn số 4237/BVHTTDL-VHCS gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc “Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2017”./.
Quang cảnh Hội thảo
Theo đánh giá của Cục Văn hóa cơ sở, trong những năm gần đây, công tác quản lý và tổ chức lễ hội cơ bản đã thực hiện nghiêm các quy định về quản lý và tổ chức lễ hội của Đảng và Nhà nước. Hầu hết các địa phương đã xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội, thành lập Ban Tổ chức, phân công trách nhiệm cho từng thành viên. Nhiều lễ hội được tổ chức ngày càng tốt hơn như: Lễ hội Yên Tử, lễ hội Đền Cửa Ông (Quảng Ninh), lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ (Phú Thọ), lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương), lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam (An Giang), lễ hội Chùa Hương (Hà Nội)...Bên cạnh đó, Ban Tổ chức các lễ hội cũng xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong lễ hội, tập trung chỉ đạo các ngành chức năng kiên quyết xử lý các hành vi phản cảm trong lễ hội, lợi dụng lễ hội để trục lợi, vấn đề an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường đã từng bước được chấn chỉnh.
Tuy nhiên, việc quản lý, tổ chức lễ hội thời gian qua vẫn còn một số vấn đề cần khắc phục, đặc biệt là việc nhận diện lễ hội để có hành vi ứng xử văn minh khi tham gia và không gây bức xúc trong lễ hội như: hiện tượng người dân vứt rác, xả rác thải không đúng nơi quy định, bẻ cành cây, trèo tường, thậm chí leo trèo cả lên tượng Phật, tượng Thánh thần, rồi cảnh chen lấn, xô đẩy, tranh cướp mang tính bạo lực trong lễ hội Gióng đền Sóc Sơn; cảnh chen lấn, xô đẩy, trèo vào hậu cung để “cướp lộc” trong đêm khai hội ở Đền Trần; cảnh chen lấn, giẫm đạp tại lễ hội Cướp Phết lấy may ở Bàn Giản (Vĩnh Phúc) và những hình ảnh tương tự diễn ra ở Hội Phết Hiền Quan (Tam Nông, Phú Thọ)…
Ở nhiều lễ hội, nhiều người còn nhét tiền vào tay tượng, Phật, thả tiền xuống giếng, đặt tiền ở gốc cây, kẽ đá, ở bất kỳ nơi nào có thể… gây hình ảnh thiếu trang nghiêm, vi phạm việc sử dụng đồng tiền Việt Nam. Đáng buồn hơn là hình ảnh người tham gia lễ hội mà trong số đó phần nhiều là những người trẻ ăn mặc hở hang, nói cười ồn ào ở chốn tôn nghiêm, gây phản cảm khi tham gia lễ hội mặc cho Ban tổ chức đã có quy định trang phục phải lịch sự, kín đáo, ăn nói nhỏ nhẹ…
Theo đó, để hoạt động lễ hội năm 2017 được tổ chức tốt, đặc biệt trong thời gian dịp đầu Xuân năm mới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn số 4237/BVHTTDL-VHCS gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc “Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2017”./.
Lan Anh (tổng hợp)