Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Hội thảo quốc tế về phát triển du lịch đường bộ Việt Nam – Trung Quốc

30/11/2018 | 17:02

Ngày 30/11/18, tại TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Nin đã diễn ra Hội thảo quốc tế về phát triển du lịch đường bộ Việt Nam – Trung Quốc tổ chức


Ông Ngô Hoài Chung phát biểu tại buổi hội thảo
 

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Ngô Hoài Chung - Phó Tổng cục trưởng phụ trách TCDL cho biết: Việt Nam từ lâu đã quan tâm phát triển du lịch đường bộ, nhất là trong những năm gần đây, khi hạ tầng giao thông đường bộ được nâng cấp, các cửa khẩu quốc tế đường bộ được mở rộng và phát triển tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng cường khai thác khách du lịch đường bộ.

Trung Quốc là một thị trường du lịch rộng lớn, kết nối với Việt Nam rất thuận lợi qua các cửa khẩu, vì vậy, Trung Quốc luôn là thị trường có nguồn khách du lịch hàng đầu của du lịch Việt Nam với tốc độ tăng trưởng khách luôn đạt mức cao. Năm 2017, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam đạt 4 triệu lượt, chiếm khoảng 30% trong gần 13 triệu khách quốc tế của cả nước. Việc đưa thêm các sản phẩm du lịch mới thông qua cửa khẩu quốc tế đường bộ cũng hứa hẹn thu hút thêm nguồn khách từ thị trường giàu tiềm năng này.

Tuy nhiên, phát triển du lịch đường bộ tại Việt Nam nói chung và du lịch đường bộ Việt – Trung nói chung thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại. Các vấn đề về công tác quản lý khách du lịch, xuất nhập cảnh, giao thông… đã được phân tích tại hội thảo. Phó Tổng cục trưởng phụ trách TCDL Ngô Hoài Chung nhận định: “Các sản phẩm phục vụ khách du lịch đường bộ còn đơn điệu, hạn chế, hạ tầng giao thông nhiều nơi chưa đạt yêu cầu, chưa có nhiều những trạm dừng chân phục vụ khách du lịch tại các tuyến quốc lộ chính, môi trường, cảnh quan, dịch vụ du lịch tại các khu du lịch dọc các tuyến du lịch đường bộ còn nhiều bất cập.”

Quang cảnh buổi hội thảo

 

Để khắc phục các tồn tại và giải quyết vướng mắc cho phát triển du lịch đường bộ Việt – Trung, Phó Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh Trịnh Đăng Thanh đề xuất phải sự phối hợp chặt chẽ giữa tất cả các bên nơi cửa khẩu đóng chân, bao gồm ngành du lịch, xuất nhập cảnh, hải quan, thuế vụ, biên phòng, giao thông… và đặc biệt là chính quyền địa phương, giống như cách Quảng Ninh đang thực hiện với cửa khẩu quốc tế Móng Cai đón khách du lịch Trung Quốc. Ngoài ra, các doanh nghiệp du lịch cũng có vai trò quan trọng, tuy nhiên các doanh nghiệp hai nước phải chấp hành đúng pháp luật và chủ trương hợp tác của hai nước. Các doanh nghiệp phải nâng cao uy tín, tránh phát triển nóng vội để hướng tới phát triển bền vững.

Đại diện Cục Cửa khẩu, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng đề nghị, TCDL cần tăng cường hơn nữa hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch; chủ trì phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan trong việc quản lý các hoạt động quản lý du lịch qua cửa khẩu biên giới. Các công ty du lịch lữ hành phải chủ động phối hợp, liên hệ với Bộ đội Biên phòng để tìm hiểu và để được hướng dẫn những quy định về thủ tục, kiểm tra, giám sát biên phòng đối với du khách nhập, xuất cảnh…  

Ý kiến từ phía Trung Quốc, ông Hoàng Côn - Cục trưởng Cục Du lịch TP. Đông Hưng cho rằng hai bên cần phối hợp xây dựng sản phẩm đặc sắc chung như công viên du lịch, khu du lịch theo mô hinh “2 quốc gia 1 điểm đến”; có những khu nghỉ dưỡg, điểm mua sắm, vui chơi giải trí văn minh, uy tín; thúc đẩy các tuyến du lịch chung; đẩy nhanh thủ tục xuất nhập cảnh; tăng cường thực thi phát luật trong quản lý du lịch; hợp tác thông tin, tuyên truyền, có cơ chế thông tin liên lạc giữa hai nước…

Phát biểu kết luận hội thảo, Phó Tổng cục trưởng phụ trách TCDL Ngô Hoài Chung cho biết: du lịch đường bộ qua biên giới là loại hình phức tạp, khó quản lý khi thủ tục đang trong quá trình hoàn thiện, liên quan đến nhiều cơ quan, ban ngành. TCDL đề nghị các bên liên quan tăng cường hợp tác nhằm hạn chế các tồn tại, giải quyết các vướng mắc, khó khăn, xử lý nghiêm các sai phạm…; tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng, minh bạch để du lịch đường bộ nói chung và du lịch đường bộ Việt – Trung nói riêng; đóng góp vào sự phát triển chung của Du lịch Việt Nam./.

 

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×