Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

"Hội thảo phát triển du lịch làng nghề Hưng Yên năm 2017"

16/09/2017 | 11:00

Tiếp nối chương trình khảo sát du lịch làng nghề Hưng Yên, ngày 15/9, Tổng cục Du lịch phối hợp với UBND huyện Hưng Yên đã tổ chức “Hội thảo phát triển du lịch làng nghề Hưng Yên năm 2017” tại TP Hưng Yên.

Tham dự hội thảo có: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Duy Hưng; ông Nguyễn Quý Phương - Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch); ông Lưu Duy Dần - Ủy viên ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam cùng lãnh đạo Sở Du lịch, Sở VHTTDL một số tỉnh, thành như: Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định,Hải Dương,…; Đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh Hưng Yên cùng các đại biểu, hiệp hội các công ty du lịch, doanh nghiệp lữ hành và các phóng viên cơ quan báo chí.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Duy Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên cho biết, Hưng Yên có 49 làng nghề, trong đó có 36 làng nghề được UBND tỉnh công nhận. Các nhóm nghề đang có xu hướng phát triển như: sản xuất mộc, mây tre đan, đan đó, làm hương xạ,… Các làng nghề hướng đến phát triển du lịch bền vững, vừa bảo tồn, phát huy các làng nghề truyền thống.

Toàn cảnh hội thảo (Ảnh: BTC)

Hưng Yên có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch, trong đó có phát triển du lịch làng nghề. Trong xu thế phát triển du lịch hiện nay thì du lịch làng nghề đang là một loại hình du lịch hấp dẫn du khách đến nghiên cứu, tham quan. Tuy nhiên, tiềm năng và thế mạnh du lịch của Hưng Yên vẫn chưa được khai thác đúng mức, có hiệu quả và bộc lộ rõ nhiều hạn chế như: cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật xuống cấp, việc đầu tư cho phát triển du lịch chưa có, công tác quảng bá du lịch vẫn còn nhiều bất cập,…

Trong hội thảo, các đại biểu đã được nghe các chuyên gia, những người làm về du lịch trình bày một số vấn đề như: Vấn đề phát triển làng nghề ở Hưng Yên – tiềm năng, thách thức và những định hướng cơ bản; Khai thác giá trị văn hóa của các làng nghề truyền thống để phục vụ du lịch; Xây dựng và mở rộng dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống; Thực trạng khai thác các làng nghề phục vụ phát triển du lịch tại một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng; Kinh nghiệm khai thác các làng nghề truyền thống Hà Nội để phục vụ, phát triển du lịch;…

Cũng trong hội thảo, các doanh nghiệp lữ hành du lịch đã đưa ra nhiều ý kiến góp ý như: cần xây dựng đa dạng hơn các sản phẩm truyền thống; Cải thiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật; Xây dựng nét đặc trưng trong văn hóa cộng đồng làng nghề; Xác định rõ làng nghề truyền thống nào có tiềm năng du lịch;…để cùng góp phần xây dựng, phát huy tiềm năng, thế mạnh của du lịch làng nghề Hưng Yên, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, đưa du lịch Hưng Yên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn./.

Ngọc Ánh

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×