Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Hội thảo khoa học kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Đạm Phương Nữ Sử

21/06/2011 | 16:41

(VP)– Sáng ngày 18/6, tại Thừa Thiên Huế, Hội thảo khoa học kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Đạm Phương Nữ Sử (1881- 2011) do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế và Viện Văn học Việt Nam tổ chức đã chính thức khai mạc.

Tới dự Hội thảo có: đ/c Nguyễn Thị Doan - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đ/c Hoàng Tuấn Anh - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; đ/c Nguyễn Ngọc Thiện - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đại diện lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế; đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật và hậu duệ bà Đạm Phương Nữ Sử.  

 
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại Hội thảo

Đạm Phương Nữ Sử là tên gọi rất quen thuộc trong báo giới, học giới và cả chính giới của nước ta trước năm 1930, nhưng tên tuổi của bà vẫn còn ít người biết đến. Đó cũng là lý do của cuộc Hội thảo khoa học với quy mô cấp quốc gia được tổ chức tại TP Huế, quê hương của Công nữ Đồng Canh- Đạm Phương nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh của bà.  

PGS.TS Đỗ Bang - Trưởng Ban tổ chức Hội thảo cho biết, Hội thảo sẽ chia làm 2 tiểu ban: Tiểu ban Văn hóa, Giáo dục gồm 24 báo cáo khoa học và Tiểu ban Văn hóa, Báo chí gồm 18 bảo cáo; tập trung phân tích, đánh giá về gia thế, thời đại và sự nghiệp của Đạm phương với tư cách là người hoạt động tích cực về các phương diện văn hóa - xã hội như đấu tranh nữ quyền, thành lập và điều hành Nữ công Học hội, nhà giáo dục học, phụ nữ học, nhà biên khảo tuồng; đánh giá về tư tưởng canh tân yêu nước và nhập cuộc với trào lưu cách mạng.

 
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu tại Hội thảo

Hội thảo cũng dành phần lớn thời gian cho việc đánh giá về sự nghiệp báo chí và thơ văn cũng như thảo luận để làm rõ các tên gọi và định danh về nhân vật lịch sử Đạm Phương với nhiều danh hiệu tôn vinh: Nữ sử, nữ sĩ, danh sĩ, nhà báo, nhà thơ, nhà văn, nhà giáo dục học, phụ nữ học, nhà biên khảo, nhà văn hóa, trí thức yêu nước; đồng thời Hội thảo cũng nêu ra những hạn chế của Đạm phương để phân tích nguyên nhân khách quan và chủ quan...

Đạm Phương Nữ Sử tên thật là Công Tôn Nữ Đồng Canh tự là Quý Lương sinh năm Tân Tỵ (1881) tại Phủ Tôn Nhơn kinh đô Huế, thân phụ là Nguyễn Miên Triện (tức hoàng tử thứ 66 của Vua Minh Mạng, thụ tước Hoằng Hóa Quận Vương) năm 1891 phụng chủ Vua Thành Thái dẫn sứ bộ triều đình Huế sang công vụ tại nước Công hòa Pháp. Bà tạ thế ngày 10 tháng 12 năm 1947 khi đang tản cư Lạc Lâm, Thanh Hóa, hưởng thọ 66 thọ. Bà Đạm Phương Nữ Sử tuy xuất hiện vào đầu thế kỷ XX, nhưng tiếp cận di sản của bà lại cho thấy bà là nhân vật đi trước ở một số lĩnh vực xã hội: người phụ nữ Việt Nam đầu tiên thông thạo nhiều sinh ngữ như Hán văn, Pháp văn, Quốc văn... do đó, bà cũng là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên có tầm nhìn ra thế giới tiếp thu những tinh hoa nhân loại; Đạm Phương Nữ Sử cũng là nữ tri thức Việt Nam đầu tiên đặc biệt quan tâm đến sự dưỡng dục thế hệ trẻ thơ Việt Nam từ khi lọt lòng mẹ đến khi cắp sách tới trường; đặc biệt Đạm Phương Nữ Sử là người tổ chức Hội nữ công đầu tiên ở nước ta hoạt động mở mang giới chủ


HCTC

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×