Hoàn thiện tu bổ, tôn tạo hạ tầng, cảnh quan Trung tâm lễ hội, Khu di tích lịch sử Đền Hùng
28/03/2016 | 14:58Bộ VHTTDL đã có Công văn số 819/BVHTTDL-DSVH gửi Khu di tích lịch sử đền Hùng về việc thẩm định Báo cáo đầu tư xây dựng Hoàn thiện tu bổ, tôn tạo hạ tầng, cảnh quan Trung tâm lễ hội, Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Theo Công văn, Bộ VHTTDL có ý kiến thẩm định như sau:
Dự án tu bổ, tôn tạo Trung tâm lễ hội về cơ bản phù hợp với Công văn số 185/TTg-KGVX ngày 01.02.2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Hoàn thiện tu bổ, tôn tạo hạ tầng, cảnh quan Trung tâm lễ hội, Khu di tích lịch sử đền Hùng và Nhiệm vụ Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 được ban hành kèm theo Quyết định số 1021/QĐ-TTg ngày 03.7.2015 của Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy, Bộ VHTTDL thỏa thuận Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng Hoàn thiện tu bổ, tôn tạo hạ tầng, cảnh quan Trung tâm lễ hội, Khu di tích lịch sử Đền Hùng với nội dung: Cải tạo Bảo tàng Hùng Vương, tôn tạo cảnh quan đồi Công Quán, tiếp tục đầu tư xây dựng Khu Trung tâm lễ hội.
Tuy nhiên, Bộ VHTTDL lưu ý một số vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung như: hạ tầng kỹ thuật Khu vực từ Nhà đón tiếp đến quốc lộ 32C: Do tỉnh lộ 325 chạy qua phía trước Đình Hy Cương, ngăn cách giữa đình và hồ bán nguyệt nên không xây hồ này (chỉ trồng cây xanh tôn tạo cảnh quan, non bộ); Làm rõ hơn bố trí và các hoạt động trong bãi đế kiệu (hạng mục số 04); Chuyển nhà vệ sinh ra xa trục hành lễ và giếng. Mở rộng hàng cây xanh chạy dọc theo trục lễ hội, không trồng bồ đề, cần đưa nhà vệ sinh vào khu vực bãi đỗ xe và các vị trí thích hợp khác với hạ tầng kỹ thuật Khu vực từ Nhà làm việc đến quốc lộ 32C.
Khu vực từ Nhà làm việc đến tỉnh lộ 325: Không xây dựng nhà dịch vụ và nhà vệ sinh. Riêng hạ tầng kỹ thuật Khu vực từ Nhà đón tiếp đến tỉnh lộ 325: Khu đất có diện tích 21.040m2 (Bảng chỉ tiêu sử dụng đất) điều chỉnh là đất trồng cỏ và cây xanh.
Ngoài ra, khu vực Tượng đài Hùng Vương: Phương án thiết kế Tượng đài Hùng vương chưa được phê duyệt, do đó, đối với khu vực này chỉ nên cải tạo lại cây xanh. Phương án mặt bằng tổng thể sẽ đề xuất sau khi thiết kế Tượng đài được phê duyệt.
Đối với Bảo tàng Hùng Vương: Thay thế tôn cách nhiệt giả ngói trên mái bằng ngói đất nung. Thiết kế lại chi tiết hoa văn trống đồng trên cửa sảnh vào để phù hợp hơn với kiến trúc công trình sau khi được cải tạo. Nghiên cứu, nâng cấp trưng bày trong bảo tàng.
Hạ tầng Khu vực đồi Công Quán: Không xây đài phun nước. Nghiên cứu, thiết kế lại giàn hoa số 1 trên đồi Công Quán cân đối hơn; Chú thích vị trí các công trình đề xuất xây dựng trên mặt bằng tổng thể; Tuyến đường số 5: Bổ sung bản vẽ thiết kế cảnh quan hai bên đường; Đối với nhà dịch vụ loại C: Giảm quy mô xây dựng; cửa sổ hai bên không sử dụng hình tượng chữ “thọ”; không lắp đèn led trang trí trên mái. Đề xuất phương án bố trí trang thiết bị và nội thất trong nhà dịch vụ; Bổ sung thiết kế buồng vệ sinh và lối đi riêng dành cho người tàn tật ở những khu vực tập trung nhiều du khách; Không thiết kế đao trên mái và bổ sung chỗ ngồi cho khách trong các chòi nghỉ; Không chạm hoa văn trên mặt thành giếng và thành giếng; Nghiên cứu, đề xuất mẫu đèn chiếu sáng sân vườn phù hợp hơn với tính chất của khu di tích lịch sử thay thế cho các loại đèn cây phong cách Châu Âu được đề xuất trong hồ sơ, giảm bớt mật độ đèn tại các đường dạo; Không trồng xà cừ, cau ta và cau bụi nên chọn cây bản địa tạo bóng mát và hình thức đẹp để trồng trong các khu vực xây dựng; Thiết kế lại các rãnh B300, B500 (rãnh hở, xây bằng đá hộc) thẩm mỹ hơn để phù hợp hơn với khuôn viên di tích. Bổ sung phương án thiết kế hệ thống phòng cháy và chữa cháy.
Về hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi: Phần căn cứ pháp lý cần bổ sung Luật di sản văn hóa năm 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Phần bản vẽ do mặt bằng tổng thể Khu trung tâm lễ hội chưa thống nhất với bản vẽ mặt bằng chi tiết các khu vực ở trong nên cần bổ sung các kích thước chính, chú thích công trình trên các bản vẽ mặt bằng tống thể hiện trạng và mặt bằng tu bổ, tôn tạo, ảnh hiện trạng các khu đât và công trình trên đó. Sắp xếp các bản vẽ theo đúng trình tự. Hồ sơ cũng cần làm rõ hiện trạng và đánh giá giá trị hệ thống giếng trong các khu vực xây dựng, làm cơ sở đề xuất phương án tu bổ, tôn tạo.
Bộ VHTTDL đề nghị Khu di tích lịch sử Đền Hùng chỉnh sửa, hoàn thiện Báo cáo, sau đó báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để triển khai các bước tiếp theo theo quy định pháp luật hiện hành.
CTTĐT
Dự án tu bổ, tôn tạo Trung tâm lễ hội về cơ bản phù hợp với Công văn số 185/TTg-KGVX ngày 01.02.2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Hoàn thiện tu bổ, tôn tạo hạ tầng, cảnh quan Trung tâm lễ hội, Khu di tích lịch sử đền Hùng và Nhiệm vụ Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 được ban hành kèm theo Quyết định số 1021/QĐ-TTg ngày 03.7.2015 của Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy, Bộ VHTTDL thỏa thuận Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng Hoàn thiện tu bổ, tôn tạo hạ tầng, cảnh quan Trung tâm lễ hội, Khu di tích lịch sử Đền Hùng với nội dung: Cải tạo Bảo tàng Hùng Vương, tôn tạo cảnh quan đồi Công Quán, tiếp tục đầu tư xây dựng Khu Trung tâm lễ hội.
Tuy nhiên, Bộ VHTTDL lưu ý một số vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung như: hạ tầng kỹ thuật Khu vực từ Nhà đón tiếp đến quốc lộ 32C: Do tỉnh lộ 325 chạy qua phía trước Đình Hy Cương, ngăn cách giữa đình và hồ bán nguyệt nên không xây hồ này (chỉ trồng cây xanh tôn tạo cảnh quan, non bộ); Làm rõ hơn bố trí và các hoạt động trong bãi đế kiệu (hạng mục số 04); Chuyển nhà vệ sinh ra xa trục hành lễ và giếng. Mở rộng hàng cây xanh chạy dọc theo trục lễ hội, không trồng bồ đề, cần đưa nhà vệ sinh vào khu vực bãi đỗ xe và các vị trí thích hợp khác với hạ tầng kỹ thuật Khu vực từ Nhà làm việc đến quốc lộ 32C.
Khu vực từ Nhà làm việc đến tỉnh lộ 325: Không xây dựng nhà dịch vụ và nhà vệ sinh. Riêng hạ tầng kỹ thuật Khu vực từ Nhà đón tiếp đến tỉnh lộ 325: Khu đất có diện tích 21.040m2 (Bảng chỉ tiêu sử dụng đất) điều chỉnh là đất trồng cỏ và cây xanh.
Ngoài ra, khu vực Tượng đài Hùng Vương: Phương án thiết kế Tượng đài Hùng vương chưa được phê duyệt, do đó, đối với khu vực này chỉ nên cải tạo lại cây xanh. Phương án mặt bằng tổng thể sẽ đề xuất sau khi thiết kế Tượng đài được phê duyệt.
Đối với Bảo tàng Hùng Vương: Thay thế tôn cách nhiệt giả ngói trên mái bằng ngói đất nung. Thiết kế lại chi tiết hoa văn trống đồng trên cửa sảnh vào để phù hợp hơn với kiến trúc công trình sau khi được cải tạo. Nghiên cứu, nâng cấp trưng bày trong bảo tàng.
Hạ tầng Khu vực đồi Công Quán: Không xây đài phun nước. Nghiên cứu, thiết kế lại giàn hoa số 1 trên đồi Công Quán cân đối hơn; Chú thích vị trí các công trình đề xuất xây dựng trên mặt bằng tổng thể; Tuyến đường số 5: Bổ sung bản vẽ thiết kế cảnh quan hai bên đường; Đối với nhà dịch vụ loại C: Giảm quy mô xây dựng; cửa sổ hai bên không sử dụng hình tượng chữ “thọ”; không lắp đèn led trang trí trên mái. Đề xuất phương án bố trí trang thiết bị và nội thất trong nhà dịch vụ; Bổ sung thiết kế buồng vệ sinh và lối đi riêng dành cho người tàn tật ở những khu vực tập trung nhiều du khách; Không thiết kế đao trên mái và bổ sung chỗ ngồi cho khách trong các chòi nghỉ; Không chạm hoa văn trên mặt thành giếng và thành giếng; Nghiên cứu, đề xuất mẫu đèn chiếu sáng sân vườn phù hợp hơn với tính chất của khu di tích lịch sử thay thế cho các loại đèn cây phong cách Châu Âu được đề xuất trong hồ sơ, giảm bớt mật độ đèn tại các đường dạo; Không trồng xà cừ, cau ta và cau bụi nên chọn cây bản địa tạo bóng mát và hình thức đẹp để trồng trong các khu vực xây dựng; Thiết kế lại các rãnh B300, B500 (rãnh hở, xây bằng đá hộc) thẩm mỹ hơn để phù hợp hơn với khuôn viên di tích. Bổ sung phương án thiết kế hệ thống phòng cháy và chữa cháy.
Về hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi: Phần căn cứ pháp lý cần bổ sung Luật di sản văn hóa năm 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Phần bản vẽ do mặt bằng tổng thể Khu trung tâm lễ hội chưa thống nhất với bản vẽ mặt bằng chi tiết các khu vực ở trong nên cần bổ sung các kích thước chính, chú thích công trình trên các bản vẽ mặt bằng tống thể hiện trạng và mặt bằng tu bổ, tôn tạo, ảnh hiện trạng các khu đât và công trình trên đó. Sắp xếp các bản vẽ theo đúng trình tự. Hồ sơ cũng cần làm rõ hiện trạng và đánh giá giá trị hệ thống giếng trong các khu vực xây dựng, làm cơ sở đề xuất phương án tu bổ, tôn tạo.
Bộ VHTTDL đề nghị Khu di tích lịch sử Đền Hùng chỉnh sửa, hoàn thiện Báo cáo, sau đó báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để triển khai các bước tiếp theo theo quy định pháp luật hiện hành.
CTTĐT