Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Họa sĩ trẻ triển lãm liên tưởng truyện Cái bóng của Andersen

16/07/2018 | 15:05

Từ truyện Bóng của Andersen, họa sĩ Nguyễn Thùy Dương đã thể hiện ý tưởng của mình qua triển lãm cùng tên.

Ai đã từng đọc nhiều truyện cổ Andersen từ khi còn bé, ngoài những truyện cổ tích thi vị, còn có hai truyện ngắn rất dị thường, dành cho không chỉ trẻ nhỏ mà cho cả người lớn mới hiểu được sự sâu thăm thẳm. Một là truyện “Bà cô nhức răng”, kể về một thanh niên có chí làm thi nhân lớn, cuối cùng bị “bà tiên mài răng” đưa lên thành... thiên thần! Còn truyện thứ hai là “Cái bóng” kể về cái bóng của nhà bác học đã biến thành người thực và… hại chính vật chủ, biến nhà bác học trở thành cái bóng và “thanh toán” nhà bác học bằng sự lòe loẹt sang trọng nhưng bản chất là giả dối, học đòi, lừa đảo…

Nguyễn Thùy Dương và tác phẩm Đám đông cái bóng

Nếu ai còn nhớ truyện “Cái bóng” của đại danh hào Andersen, hẳn sẽ rất thú vị nếu được xem triển lãm liên tưởng của một họa sĩ trẻ đẹp trai như hotboy điện ảnh, và có cái tên cũng khá lạ lùng với nam tính, tiểu sử xuất thân vào nghề nghiệp khá thú lạ. Đó là triển lãm cá nhân lần đầu tiên bày tại “đất thánh” triển lãm của thủ đô là Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học), mang tên “Bóng” của nam họa sĩ Nguyễn Thùy Dương.

Họa sĩ trẻ Nguyễn Thùy Dương sinh ra tại biển Tĩnh Gia (Thanh Hóa) là nơi các lớp sinh viên mỹ thuật trước đây năm nào cũng thực tập dài đến hai tháng, và cậu học sinh mang cái tên như thiếu nữ, nhớ tới nước Nga của thế hệ trước đã theo chân các họa sĩ đàn anh tới thực tập, thi và học tốt nghiệp Khoa Sư phạm- Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 2007, hiện vẫn đang là họa sĩ tự do và sống bằng nghề chính dạy vẽ trẻ em.

Tuy sáng tác khá nhiều và trầm lặng, nhưng chàng trai biển có cái nhìn về đời sống thành phố nơi tụ dân cư nhiều vùng quá sức là một mặt thực tế. Còn mặt khác tác giả để tâm nhất là chuyện cư xử lãng quên với văn hóa quá khứ, học đòi sự lòe loẹt sang trọng giả dối của nước ngoài đang vẫy vùng. Và con người  -  đám đông đang dần dần biến thành “Cái Bóng” nguy hiểm như truyện Andersen đã phơi bày…

Cái nhìn của họa sĩ trẻ này đầy tính chất phê phán tích cực nhưng… khá khỏe khoắn, các tác phẩm không bị sa vào tranh trang trí thường thường nhợt nhạt. Nhiều hình ảnh đám đông nhọc nhằn lạc lối, biểu tượng đền đài văn hóa cổ bị bỏ quên dời xa, sự giả dối chiếm ngôi từ “văn hóa học đòi” nước ngoài và biến con người thành lớp vỏ, thành đám cái bóng cứ lặp đi lặp lại … Phải xem trực tiếp những bức tranh này, mới thấy sự kết nối lạ lùng với truyện Andersen. Và đó là sự liên hệ những “nét” tinh tế từ “Cái bóng” cổ xưa tới phẩm chất của “Bóng” hiện sinh trong nghệ thuật…/.

Hồng Hà

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×