Hòa Bình: Triển khai ứng dụng Bộ chữ dân tộc Mường
09/11/2016 | 15:43UBND tỉnh Hòa Bình vừa ban hành Kế hoạch số 118/KH-UBND về triển khai ứng dụng Bộ chữ dân tộc Mường tại tỉnh Hoà Bình.
Với mục đích đưa Bộ chữ dân tộc Mường được phê chuẩn vào trong đời sống dân tộc Mường; đồng thời, nhằm khẳng định Bộ chữ dân tộc Mường là chữ viết chính thức của dân tộc Mường; qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa của dân tộc Mường, UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành Kế hoạch triển khai ứng dụng Bộ chữ dân tộc Mường tại tỉnh Hoà Bình.
Theo đó, Kế hoạch tập trung vào các nội dung chính: Tuyên truyền sâu rộng dưới nhiều hình thức về Bộ chữ dân tộc Mường; xây dựng bộ gõ chữ Mường phù hợp với đặc điểm của Bộ chữ dân tộc Mường đã được phê chuẩn; biên soạn sách học tiếng Mường được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức dạy học tiếng Mường trong mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn; biên soạn Từ điển song ngữ đối chiếu Việt - Mường, Mường - Việt; sử dụng chính thức Bộ chữ dân tộc Mường trong các hoạt động văn hoá, tuyên truyền, giáo dục…
Dân tộc Mường chiếm trên 63% dân số toàn tỉnh với 4 mường chính Bi, Vang, Thàng, Động. Dân tộc Mường có nền văn hóa dân gian phong phú, đồ sộ. Trong xu thế hội nhập rất cần có một bộ chữ Mường thống nhất để bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết Mường, cụ thể là ghi chép văn hóa Mường, giáo dục tiếng Mường. Bộ chữ Mường được đưa vào sử dụng sẽ góp phần đắc lực cho việc sưu tầm, nghiên cứu bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc./.
Theo đó, Kế hoạch tập trung vào các nội dung chính: Tuyên truyền sâu rộng dưới nhiều hình thức về Bộ chữ dân tộc Mường; xây dựng bộ gõ chữ Mường phù hợp với đặc điểm của Bộ chữ dân tộc Mường đã được phê chuẩn; biên soạn sách học tiếng Mường được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức dạy học tiếng Mường trong mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn; biên soạn Từ điển song ngữ đối chiếu Việt - Mường, Mường - Việt; sử dụng chính thức Bộ chữ dân tộc Mường trong các hoạt động văn hoá, tuyên truyền, giáo dục…
Dân tộc Mường chiếm trên 63% dân số toàn tỉnh với 4 mường chính Bi, Vang, Thàng, Động. Dân tộc Mường có nền văn hóa dân gian phong phú, đồ sộ. Trong xu thế hội nhập rất cần có một bộ chữ Mường thống nhất để bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết Mường, cụ thể là ghi chép văn hóa Mường, giáo dục tiếng Mường. Bộ chữ Mường được đưa vào sử dụng sẽ góp phần đắc lực cho việc sưu tầm, nghiên cứu bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc./.
Lan Phạm (tổng hợp)