Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Hòa Bình: Đón trên 1 triệu khách du lịch trong 6 tháng đầu năm

20/07/2021 | 08:54

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 434 cơ sở lưu trú được thẩm định, trong đó có 06 khách sạn 3 sao; 25 khách sạn 2 sao, 8 khách sạn 1 sao, 238 nhà nghỉ, 157 nhà sàn du lịch cộng đồng; có 09 Điểm du lịch địa phương, 01 Khu du lịch cấp tỉnh đã được công nhận; có 07 Công ty lữ hành nội địa, Chi nhánh văn phòng đại diện hoạt động trên địa bàn tỉnh.

6 tháng đầu năm, tỉnh Hòa Bình đón 1.071.669 lượt khách, so với cùng kỳ năm trước tăng 20,1%, đạt 31,2% kế hoạch năm. Trong đó: Khách quốc tế 41.339 lượt, đạt 20,7% kế hoạch năm; khách nội địa 1.030.330 lượt, đạt 31,8% kế hoạch năm. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 882 tỷ đồng, tăng 28,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt 30,4% kế hoạch năm.

Hòa Bình: Đón trên 1 triệu khách du lịch trong 6 tháng đầu năm - Ảnh 1.

Các sản phẩm tour du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao đang là phân khúc thị trường được khách hàng quan tâm và sử dụng khi đến với du lịch Hòa Bình

Ngay từ đầu năm, Ban Chỉ đạo công tác Du lịch tỉnh đã xác định thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch hiệu quả, vừa hoạt động kinh doanh và các nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện các nội dung được phân công, trong đó: Tổ chức nhiều hoạt động kích cầu du lịch; tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch tỉnh Hòa Bình; ưu tiên tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt là hạ tầng về du lịch, bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch; phát triển sản phẩm hấp dẫn khách du lịch; điều tra khảo sát và cập nhật, bổ sung quy hoạch; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch,... Tiếp tục triển khai các đề án phát triển du lịch như: Đề án “Cơ cấu lại Ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Hòa Bình”, “Đề án phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình đến năm 2030”…

Bên cạnh đó, tỉnh đã quan tâm đầu t­­ư xây dựng hạ tầng tạo điều kiện cho phát triển du lịch; tập trung ưu tiên đầu tư các tuyến đường giao thông, hệ thống điện cho các dự án ưu tiên trong quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình như: Huyện Cao Phong triển khai đầu tư tuyến đường giao thông Thung Nai đi xã Suối Hoa, Tân Lạc,Thung Nai đi Bắc Phong, Bình Thanh đi Thung Nai … trong đó, một số tuyến đường đã làm xong và một số tuyến đường đang thi công tạo thuận lợi cho du khách thập phương đến thăm quan du lịch hồ Hòa Bình như: Điểm du lịch cộng đồng xóm Tiện, Đền Chúa Thác Bờ, Bến Cảng Thung Nai, điểm du lịch xóm Mỗ, Tượng Đài Anh hùng Cù Chính Lan. Huyện Yên Thủy ưu tiên bố trí vốn, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư hạ tầng về giao thông, điện, nước phục vụ cho đời sống nhân dân đồng thời phục vụ cho phát triển du lịch.

Các cơ quan Báo chí, truyền thông của tỉnh đã tập trung tuyên truyền, phổ biến và triển khai kịp thời chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển du lịch; đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh các danh lam thắng cảnh, các khu nghỉ dưỡng, những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc trong tỉnh, đặc sản, sản vật, sản phẩm du lịch đặc trưng của từng địa điểm; tích cực đăng tải và thường xuyên cập nhật các bài viết quảng bá về du lịch tỉnh; bổ sung thông tin trong cẩm nang du lịch; Hoàn thiện và bàn giao, đưa vào khai thác dự án “Hệ thống du lịch thông minh tỉnh Hòa Bình”. Đặc biệt, ngành du lịch tỉnh Hòa Bình đã chủ động cơ cấu lại sản phẩm du lịch, tập trung vào việc thu hút khách du lịch nội địa như: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch cuối tuần, du lịch cộng đồng, sản phẩm du lịch gắn với làng nghề và sản phẩm OCOP, trải nghiệm văn hóa theo các nhóm nhỏ, gia đình,..., các sản phẩm tour du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao đang là phân khúc thị trường được khách hàng quan tâm và sử dụng khi đến với du lịch Hòa Bình. Tỉnh đã tập trung triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” nhằm lựa chọn những điểm du lịch cộng đồng, các sản phẩm hàng lưu niệm để đầu tư nâng cấp, xây dựng thương hiệu sản phẩm phục vụ khách du lịch. Lập hồ sơ xếp hạng các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh để tu bổ, tôn tạo thành các điểm tham quan du lịch; xây dựng làng nghề để phát triển các sản phẩm quà lưu niệm phục vụ khách tham quan du lịch.

Cùng với đó, công tác bảo vệ môi trường du lịch được chú trọng, Ban Chỉ đạo du lịch các cấp đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, cộng đồng người dân và du khách về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch, nhất là những dự án du lịch được giao đất rừng, sử dụng đất rừng cho phát triển du lịch. Khuyến khích khai thác tiềm năng của các Khu bảo tồn thiên nhiên, danh lam thắng cảnh để mở rộng phát triển loại hình du lịch cộng đồng của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn như: Bản Sưng, bản Đá Bia (huyện Đà Bắc); Bản Mu (huyện Lạc Sơn);... bản Hang Kia (huyện Mai Châu) góp phần bảo vệ tài nguyên tại các khu bảo tồn thiên nhiên gắn với phát triển du lịch. Đồng thời, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt về tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện, phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới; thường xuyên chỉ đạo và có phương án rà soát, bổ sung các khách sạn, cơ sở lưu trú làm điểm cách ly y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 khi có yêu cầu./.

Theo hoabinh.gov.vn

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×