Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Hải Phòng tạm lấp bãi cọc Cao Quỳ để bảo tồn di sản

08/01/2020 | 15:30

Bãi cọc Cao Quỳ (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) đã được lấp lại trong lúc chờ các nhà khoa học lập phương án bảo tồn.

Ngày 7/1, lãnh đạo UBND xã Liên Khê (Thủy Nguyên, Hải Phòng) cho biết, bãi cọc hơn 700 năm tuổi vừa được phát lộ ở cánh đồng Cao Quỳ đã được lấp để bảo tồn. Cụ thể, trong 3 ngày (từ 4/1 đến trưa 6/1/2020), 3 hố cọc đã được lấp xong.

Hải Phòng tạm lấp bãi cọc Cao Quỳ để bảo tồn di sản - Ảnh 1.

Ba bãi cọc Cao Quỳ được lấp tạm để bảo tồn - Ảnh: báo GĐ&XH

Trước đó, ngày 1/10/2019, người dân địa phương phát hiện hai thân cây gỗ nằm trong lòng đất thuộc vùng đê bao sông Đá Bạc, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên. Sau đó, Viện Khảo cổ học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) đã về Hải Phòng tiến hành 2 đợt khảo sát và khai quật 27 cọc gỗ cổ, có niên đại khoảng 1270 - 1430.

Tại hội nghị báo cáo kết quả khai quật bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) diễn ra ngày 21/12/2019 tại Hải Phòng, TS. Trần Đình Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT-DL) đề xuất thành phố Hải Phòng sớm chuyển đổi khu vực đã được khai quật thành đất di sản. Trước mắt, không tổ chức các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực này để có biện pháp bảo tồn.

Căn cứ vào các tài liệu, kết quả khảo cổ, bước đầu Viện Khảo cổ học nhận định, bãi cọc trên thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 3 (năm 1288), được xây dựng để ngăn chặn quân Nguyên Mông không đi vào khu vực sông Giá và khu vực chỉ huy của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

Bãi cọc này có vai trò chính là ngăn đà tiến bước của địch, buộc đạo quân Nguyên Mông tiến vào từ hướng biển phải đi theo sông Đá Bạc vào sông Bạch Đằng. Từ đó, quân địch sẽ rơi vào trận địa cọc khác được bố trí sẵn của Trần Quốc Tuấn mai phục để tiêu diệt toàn bộ quân địch trên sông Bạch Đằng theo tính toán củata.

Với chiến thắng Bạch Đằng lần 3 (năm 1288) nhấn chìm phần lớn quân chủ lực Nguyên Mông sang xâm phạm nước ta xuống lòng sông Bạch Đằng, qua đó góp phần chấm dứt hoàn toàn mộng xâm lăng của đế quốc Nguyên Mông với quốc gia Đại Việt hồi thế kỉ 13 khi đó.

Thủy Bích (t/h)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×