Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Hà Nội triển khai thực hiện nhiệm vụ thi hành pháp luật trong lĩnh vực vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao năm 2024

20/11/2024 | 07:52

Hoạt động thể thao luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội trong việc đầu tư cơ sở vật chất theo quy trình khép kín, đồng bộ và hiện đại, đặc biệt trong triển khai hệ thống cơ chế chính sách đối với lĩnh vực thể thao thành tích cao và thể thao quần chúng của Thủ đô.

Thực hiện Quyết định số 274/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về ban hành Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch năm 2024; Kế hoạch số 27/KH-UBND của UBND Thành phố Hà Nội về thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sở đã xây dựng và ban hành Kế hoạch số 06/KH-SVHTT về việc công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội năm 2024.

Đồng thời, Sở tích cực tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về các nội dung của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặc biệt là các nội dung liên quan đến lĩnh vực văn hoá, thể thao; quán triệt, triển khai sâu rộng, toàn diện nội dung Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.

Hà Nội triển khai thực hiện nhiệm vụ thi hành pháp luật trong lĩnh vực vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao năm 2024 - Ảnh 1.

Đoàn Hà Nội tham dự Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ VIII năm 2018 - Ảnh: Sở VHTT Hà Nội

Đã tập trung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quảng cáo, về xây dựng nếp sống văn minh đô thị, văn hóa pháp lý; Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thủ đô; các văn bản cụ thể hóa Luật Thủ đô trong lĩnh vực văn hóa; quy tắc ứng xử nơi công cộng, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan thuộc Thành phố, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, tôn trọng pháp luật, tăng cường kiểm tra, xử lý hoạt động quảng cáo, rao vặt, các tổ chức treo biển hiệu không đúng quy định của Thành phố gây mất mỹ quan đô thị, cảnh quan môi trường trên địa bàn Thủ đô.

Phổ biến kịp thời, đầy đủ các quy định pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, gia đình và đặc biệt là các quy định mới ban hành như: Luật Thư viện, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao, Luật sở hữu trí tuệ; Luật Điện ảnh, Luật Quảng cáo, Luật phòng chống bạo lực gia đình và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; các quy định của Chính phủ về: hoạt động nghệ thuật biểu diễn, hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh, về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, thể thao, quảng cáo, điều kiện kinh doanh các nghề thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao; trong lĩnh vực thể dục, thể thao, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường... Đề án "Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch" giai đoạn 2021 - 2025;

Trong thời gian qua công tác tham mưu, áp dụng văn bản pháp luật của cán bộ, công chức ngày được hoàn thiện và chất lượng nâng lên rõ rệt. Công tác cập nhật văn bản chính xác vào từng vụ việc cụ thể, đáp ứng yêu cầu xử lý nhanh, chính xác kịp thời các nhiệm vụ được giao. Dễ dàng xác định được cơ sở pháp lý để tham mưu ban hành văn bản, quyết định áp dụng pháp luật đúng thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật.

Đối với lĩnh vực Di sản văn hoá, trong quá trình xây dựng các Nghị quyết (thường niên và đặc thù), Ban Giám đốc Sở luôn chỉ đạo sát xao, các khó khăn vướng mắc cơ bản được kịp thời tháo gỡ. Nghị quyết về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài đường, phố Hà Nội gắn với nhu cầu dân sinh cơ bản nên được nhân dân hưởng ứng, đón nhận rất tích cực. Nghị quyết về chế độ đãi ngộ, hỗ trợ nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần đầu tiên được triển khai trên địa bàn Thành phố. 

Hà Nội là đơn vị có lượng di sản văn hóa phi vật thể nhiều nhất cả nước với hàng trăm Nghệ nhân, rất nhiều Câu lạc bộ thuộc các loại hình di sản văn hóa phi vật thể nêu trên đã và đang tích cực bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị các di sản. Đến nay, qua 3 đợt phong tặng của Chủ tịch nước, Hà Nội có tổng số 131 nghệ nhân với 18 Nghệ nhân Nhân dân (NNND) và 113 Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT). Việc xây dựng Nghị quyết của HĐND Thành phố quy định về chế độ đãi ngộ, hỗ trợ Nghệ nhân, Câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể thành phố Hà Nội là cần thiết và đúng thẩm quyền, động viện, khích lệ, giải quyết phần nào khó khăn trong đời sống của các nghệ nhân, khó khăn trong hoạt động của các câu lạc bộ trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thành phố.

Đối với lĩnh vực Thể dục thể thao, hoạt động thể thao luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố trong việc đầu tư cơ sở vật chất theo quy trình khép kín, đồng bộ và hiện đại, đặc biệt trong triển khai hệ thống cơ chế chính sách đối với lĩnh vực thể thao thành tích cao và thể thao quần chúng của Thủ đô. Các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và các Bộ ngành đã được UBND và HĐND Thành phố cụ thể hóa trong các văn bản QPPL của Thành phố.

Bên cạnh đó, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội còn đề xuất một số nội dung như : Cần đẩy mạnh việc triển khai, phổ biến sâu rộng các nội dung cơ bản của Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết hướng dẫn. Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách làm công tác xử phạt vi phạm hành chính. Khi tổ chức bồi dưỡng, tập huấn pháp luật về lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính, bên cạnh việc truyền đạt phổ biến kiến thức pháp luật nên dành nhiều thời gian để đi sâu vào những lĩnh vực cụ thể đã xảy ra trong thực tiễn, cách xử lý vấn đề, kinh nghiệm giải quyết thực tiễn, giải thích những vướng mắc trong thực tế… để đội ngũ công chức làm công tác xử phạt vi phạm hành chính tiếp thu, nắm bắt được vấn đề để tham mưu cho lãnh đạo cơ quan trong công tác này được tốt hơn.

PV

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×