Hà Nội: Sơ kết 3 năm thi hành Luật Thủ đô đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao
09/08/2016 | 15:59Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa tổ chức sơ kết 3 năm thi hành Luật Thủ đô (2013 - 2016) đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao.
Theo đó, trong thời gian vừa qua, việc thi hành một số điều, khoản của Luật Thủ đô đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho công tác bảo tồn và phát triển văn hóa Hà Nội được quan tâm, đầu tư theo hướng có trọng tâm, trọng điểm.
Đối với di sản văn hóa vật thể, việc tổng kiểm kê di tích trên địa bàn toàn thành phố giúp các nhà quản lý có những thông tin cơ bản về đặc điểm, giá trị, hiện trạng của di tích, góp phần xây dựng kế hoạch và định hướng cho các hoạt động nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Hiện nay, công tác tu bổ, tôn tạo di tích được đầu tư cả về số lượng và kinh phí bằng nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước và nguồn xã hội hóa. Đặc biệt, nhiều di sản văn hóa vật thể được đưa vào danh mục phải tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa như phố cổ Hà Nội, làng cổ Đường Lâm, các làng nghề truyền thống, các biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954.
Tuy nhiên, công tác quản lý văn hóa vẫn còn một số bất cập: Chưa có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia cải tạo, trùng tu nhà biệt thự cổ, biệt thự cũ; kinh phí đầu tư cho di sản chưa tương xứng với giá trị…
Để khắc phục khó khăn, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội kiến nghị tăng cường đầu tư kinh phí cho hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản; tổ chức khảo sát, nghiên cứu, xây dựng, có chính sách phù hợp đánh giá tình hình thực tế của các di sản quy định trong danh mục để tập trung nguồn lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn Hà Nội.
Ảnh minh họa. (Nguồn: vnexpress.net)
Đối với di sản văn hóa phi vật thể, hiện nay Hà Nội đã thực hiện tổng kiểm kê nhằm làm tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Ngoài ra, Hà Nội còn triển khai nhiều chương trình để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, tích cực tuyên truyền giá trị di sản văn hóa phi vật thể, tổ chức tư liệu hóa di sản ca trù...Đối với di sản văn hóa vật thể, việc tổng kiểm kê di tích trên địa bàn toàn thành phố giúp các nhà quản lý có những thông tin cơ bản về đặc điểm, giá trị, hiện trạng của di tích, góp phần xây dựng kế hoạch và định hướng cho các hoạt động nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Hiện nay, công tác tu bổ, tôn tạo di tích được đầu tư cả về số lượng và kinh phí bằng nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước và nguồn xã hội hóa. Đặc biệt, nhiều di sản văn hóa vật thể được đưa vào danh mục phải tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa như phố cổ Hà Nội, làng cổ Đường Lâm, các làng nghề truyền thống, các biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954.
Tuy nhiên, công tác quản lý văn hóa vẫn còn một số bất cập: Chưa có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia cải tạo, trùng tu nhà biệt thự cổ, biệt thự cũ; kinh phí đầu tư cho di sản chưa tương xứng với giá trị…
Để khắc phục khó khăn, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội kiến nghị tăng cường đầu tư kinh phí cho hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản; tổ chức khảo sát, nghiên cứu, xây dựng, có chính sách phù hợp đánh giá tình hình thực tế của các di sản quy định trong danh mục để tập trung nguồn lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn Hà Nội.
Trịnh Thủy (tổng hợp)