Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Hà Nội khẩn trương thực hiện công tác chuẩn bị cho SEA Games 31

10/07/2020 | 17:19

Cùng với 10 địa phương trong dach sách địa điểm tổ chức SEA Games 31, Hà Nội đang khẩn trương thực hiện công tác chuẩn bị.

SEA Games 31 và Para Games 10 là hai kỳ đại hội quan trọng của Việt Nam trong năm 2021. Ở thời điểm hiện tại, công tác chuẩn bị cho hai kỳ đại hội này đang được gấp rút tiến hành. Theo ông Trần Đức Phấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, quy định điều lệ, nước chủ nhà phải tổ chức cuộc họp trước 18 tháng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên cuộc họp phải lùi và sẽ được diễn ra trực tuyến cùng 10 quốc gia trong 2 ngày 21 - 22/7 tới.

Tại cuộc họp này sẽ có 3 nội dung: báo cáo công tác chuẩn bị của nước chủ nhà gồm 3 ban: Thể thao và luật; Kiểm tra y tế và doping; Phát triển phụ nữ Đông Nam Á. Ngoài ra, Việt Nam sẽ công bố nội dung và đặc biệt số môn thi đấu.

Hà Nội khẩn trương thực hiện công tác chuẩn bị cho SEA Games 31 - Ảnh 1.

"Sau cuộc họp này sẽ còn 1 cuộc họp trước 1 năm vào tháng 11. Cơ bản sẽ công bố tất cả mọi thứ cho SEA Games 31. Cái khó khăn nhất lúc này là dịch bệnh, các nước vẫn chưa thể kiểm soát, chưa thể tổ chức các giải, các VĐV họ chưa thể tập. Họ đã hỏi và rất tin tưởng ở Việt Nam, mình làm được nhưng họ chưa thì rất khó có thể tổ chức. Nếu kéo dài thêm thì các quốc gia không chuẩn bị được nguồn vận động viên, đó lại là 1 câu chuyện khác" - ông Trần Đức Phấn nói.

Theo nguyên tắc sẽ có 3 nhóm gồm: các môn thể thao cơ bản như Điền kinh và Bơi; các môn thể thao Olympic và ASIAD; và các môn thể thao khu vực. Hiện Việt Nam đã có 36 môn thể thao và cần xây dựng lên một bản đồ. Theo quyết định của Chính phủ kí, đại hội sẽ được tổ chức tối đa là 40 môn. Ở cuộc họp tới đây, các quốc gia sẽ đề xuất và thống nhất thêm 4 môn.

"Số lượng các môn thi đấu sẽ bị khống chế dưới 500 nội dung. Trên cơ sở các quốc gia đề nghị, chủ nhà có thể giải quyết khi có đầy đủ cơ sở vật chất. còn những môn không có cơ sở thì khó có thể tổ chức. Theo thông báo Việt Nam đã gửi đi cho các quốc gia, đã công bố số lượng 36 môn, không có môn nào là quảng bá của Việt Nam, có những môn đã từng thi đấu ở SEA Games như Vovinam, Lặn… riêng đá cầu sẽ không đưa vào tổ chức" – ông Phần cho hay.

Cùng với 10 địa phương lân cận khác, Hà Nội sẽ là địa điểm chính tổ chức SEA Games 31 và Para Games 10. Do vậy, các vấn đề xung quanh việc chuẩn bị cơ sở vật chất cũng cần được chú trọng.  Theo đề án Tổng cục TDTT đã trình, đối với Việt Nam trong thời gian qua các cơ sở vẫn còn những hạn chế nhất định như trường bắn cần phải nâng cấp, các Trung tâm thể thao Quốc gia... Ngoài ra, qua kỳ tổ chức SEA Games lần thứ nhất đã xuống cấp sẽ cần nâng cấp như SVĐ Mỹ Đình, Khu thể thao dưới nước, một số cơ sở thuộc Bộ VHTT&DL.

Bên cạnh Hà Nội, còn 10 địa phương đã chuẩn bị nguồn lực đầu tư, đảm bảo tiêu chuẩn để tổ chức. Tuy nhiên, các địa phương sẽ không xây mới bất cứ công trình nào và không xây mới hay thành lập thêm làng VĐV theo như dự kiến, thay vào đó thì các quan chức và các VĐV thi đấu ở địa điểm nào thì sẽ ở tại địa điểm thi đấu đó.

"Đa số các môn thể thao được tổ chức tại Hà Nội. Nhìn chung Hà Nội đã có sự chuẩn từ 2018 khi đăng cai Đại hội thể thao toàn quốc. Trên cơ sở đó đến nay Hà Nội tiếp tục có những chuẩn bị tích cực cho công tác SEA Games 31. Ngoài tổ chức các môn thi đấu thì Hà Nội có vai trò rất lớn khi là Ban Tổ chức chính và là đơn vị tổ chức lễ khai mạc, bế mạc. Ngoài ra, qua việc tổ chức chính, Hà Nội sẽ quảng bá đất nước Việt Nam và Thủ đô tới bạn bè quốc tế" – ông Trần Đức Phấn nói.

Đực biết, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã yêu cầu trong lần này, SEA Games sẽ tổ chức theo nguyên tắc không đưa nội dung mạnh của mình hay loại nội dung mạnh của các quốc gia. Sẽ tổ chức hết các nội dung, trên cơ sở số huy chương sẽ được phân cho các quốc gia chứ không tập trung vào các quốc gia mạnh. Các quốc gia sẽ có nội dung thi đấu và có số lượng huy chương không quá chênh lệch so với trước.

"Tuy nhiên, Đoàn thể thao Việt Nam khi khi đấu trên sân nhà thì phải có mục tiêu cao nhất, chúng ta cũng đặt ra các mục tiêu cho những môn Olympic và Asiad cũng như các nội dung trọng điểm để 2022 tham dự ASIAD tại Hàng Châu – Trung Quốc. Chúng ta sẽ phải thực hiện mục tiêu kép" – ông Trần Đức Phấn khẳng định.

Diệp Anh

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×