Hà Nam: Hội thảo Khoa học quốc gia “Lê Hoàn - Quê hương và sự nghiệp”
10/09/2016 | 21:06UBND tỉnh Hà Nam vừa phối hợp với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia “Lê Hoàn - Quê hương và sự nghiệp” với sự tham dự của các giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử của trung ương và các tỉnh, thành phố…
Tại hội thảo, các học giả, các nhà quản lý đã tập trung thảo luận các nội dung: Giá trị các di sản văn hóa trên đất Hà Nam liên quan đến Lê Hoàn và thời đại của ông; vùng đất Liêm Cần có vai trò thế nào với cuộc đời, sự nghiệp Lê Hoàn và triều Tiền Lê; vị trí của Hà Nam trong số các địa phương có nhiều di tích gắn với Lê Hoàn; những vấn đề cần làm sáng tỏ thêm về vai trò của Lê Hoàn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước thời Đại Cồ Việt; quy hoạch và những giải pháp nhằm tôn tạo, phát huy và khai thác các di sản văn hóa gắn với Lê Hoàn, triều Tiền Lê và Quốc gia Đại Cồ Việt phục vụ phát triển bền vững tỉnh Hà Nam và cả nước.
Phát biểu kết luận hội thảo, Giáo sư, nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê khẳng định: Lê Hoàn không chỉ là anh hùng dân tộc trong sự nghiệp chống ngoại xâm, mà còn là nhân vật có nhiều đóng góp kiệt xuất trong công cuộc nội trị, xây dựng đất nước, phát triển văn hóa, đặc biệt là trong hoạt động ngoại giao để nâng cao vị thế quốc gia. Thông qua những tư liệu lịch sử, cơ sở khoa học có thể khẳng định Hà Nam chính là quê gốc của Lê Hoàn.
Để giữ gìn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa liên quan đến Lê Hoàn và thời đại của ông trên đất Hà Nam, Giáo sư, nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê đề nghị lãnh đạo tỉnh cần quan tâm chỉ đạo công tác bảo tồn các di tích về Lê Hoàn tại Hà Nam; chú trọng tuyên truyền, giáo dục cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ về giá trị, ý nghĩa của các di tích cũng như cống hiến của các bậc tiền nhân đối với quê hương, đất nước.
Hội thảo Khoa học quốc gia “Lê Hoàn - Quê hương và sự nghiệp” góp phần làm sáng tỏ hơn thân thế sự nghiệp và những đóng góp nổi bật của anh hùng dân tộc Lê Hoàn trong tiến trình lịch sử của đất nước; những dấu ấn, dấu tích về thân thế sự nghiệp của Lê Hoàn trên đất Hà Nam, làm phong phú thêm những giá trị văn hóa lịch sử của vùng đất văn hiến, địa linh nhân kiệt này. Đây cũng là dịp tuyên truyền, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, truyền thống yêu nước trong xây dựng bảo vệ tổ quốc thời kỳ hội nhập và phát triển. Thông qua hội thảo giúp những người làm công tác quản lý, nghiên cứu, sưu tầm văn hóa lịch sử của Hà Nam có thêm kiến thức, kinh nghiệm, đưa ra các giải pháp để quy hoạch, bảo tồn, phát huy giá trị các di tích thờ vua Lê Đại Hành trên đất Hà Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới./.
Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh: hanam.gov.vn)
Hội thảo cũng thu hút hơn 30 bài viết và ý kiến tham luận của các đại biểu, nhà khoa học đến từ nhiều cơ quan nghiên cứu trung ương và các học giả địa phương. Các bài viết tập trung nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp, công lao, đóng góp của Lê Hoàn trong lịch sử và những dấu tích của người trên quê hương Hà Nam. Bên cạnh những tham luận về quê hương, còn có 18 báo cáo tập trung về sự nghiệp của vị Hoàng đế khai mở triều Tiền Lê, nói về sự nghiệp kháng chiến chống quân Tống, đóng góp của Lê Hoàn trong sự nghiệp xây dựng đất nước, trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng.Phát biểu kết luận hội thảo, Giáo sư, nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê khẳng định: Lê Hoàn không chỉ là anh hùng dân tộc trong sự nghiệp chống ngoại xâm, mà còn là nhân vật có nhiều đóng góp kiệt xuất trong công cuộc nội trị, xây dựng đất nước, phát triển văn hóa, đặc biệt là trong hoạt động ngoại giao để nâng cao vị thế quốc gia. Thông qua những tư liệu lịch sử, cơ sở khoa học có thể khẳng định Hà Nam chính là quê gốc của Lê Hoàn.
Để giữ gìn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa liên quan đến Lê Hoàn và thời đại của ông trên đất Hà Nam, Giáo sư, nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê đề nghị lãnh đạo tỉnh cần quan tâm chỉ đạo công tác bảo tồn các di tích về Lê Hoàn tại Hà Nam; chú trọng tuyên truyền, giáo dục cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ về giá trị, ý nghĩa của các di tích cũng như cống hiến của các bậc tiền nhân đối với quê hương, đất nước.
Hội thảo Khoa học quốc gia “Lê Hoàn - Quê hương và sự nghiệp” góp phần làm sáng tỏ hơn thân thế sự nghiệp và những đóng góp nổi bật của anh hùng dân tộc Lê Hoàn trong tiến trình lịch sử của đất nước; những dấu ấn, dấu tích về thân thế sự nghiệp của Lê Hoàn trên đất Hà Nam, làm phong phú thêm những giá trị văn hóa lịch sử của vùng đất văn hiến, địa linh nhân kiệt này. Đây cũng là dịp tuyên truyền, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, truyền thống yêu nước trong xây dựng bảo vệ tổ quốc thời kỳ hội nhập và phát triển. Thông qua hội thảo giúp những người làm công tác quản lý, nghiên cứu, sưu tầm văn hóa lịch sử của Hà Nam có thêm kiến thức, kinh nghiệm, đưa ra các giải pháp để quy hoạch, bảo tồn, phát huy giá trị các di tích thờ vua Lê Đại Hành trên đất Hà Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới./.
Lan Phạm (tổng hợp)