Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Hà Giang: Tạo đà bứt phá ngành Du lịch

24/05/2022 | 09:21

Tỉnh ta xác định phát triển du lịch là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Để tạo đà cho ngành Du lịch bứt phá, nhiều giải pháp đã và đang được triển khai, thực hiện linh hoạt, hiệu quả.

Hà Giang: Tạo đà bứt phá ngành Du lịch - Ảnh 1.

Du khách trải nghiệm Lễ cúng Tổ tiên của người Lô Lô xã Lũng Cú (Đồng Văn).

Có thể thấy, để thu hút được du khách, trước tiên, địa phương cần có sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, mang tính cạnh tranh cao. Theo đó, tỉnh tập trung xây dựng, phát triển thương hiệu riêng của du lịch Hà Giang dựa trên giá trị văn hóa tốt đẹp của 19 dân tộc, các di tích lịch sử, di sản, thắng cảnh, nhất là Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, di tích cấp quốc gia Hoàng Su Phì… Từ đó hình thành nên hệ thống các sản phẩm du lịch phong phú như: Du lịch văn hóa, tâm linh; sinh thái, nghỉ dưỡng; thể thao mạo hiểm… Đặc biệt, loại hình du lịch cộng đồng trong những năm qua đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với du khách trong và ngoài nước. Đến nay, toàn tỉnh có 35 làng văn hóa du lịch cộng đồng, trong đó có 15 làng văn hóa du lịch tiêu biểu. Điểm nổi bật ở các làng là những giá trị văn hóa truyền thống được người dân bảo tồn và phát huy, trong đó có kiến trúc nhà truyền thống, trang phục, các phong tục, tập quán, tín ngưỡng. Hiện, tỉnh đang thực hiện mô hình sản phẩm Làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP theo Chương trình Nông thôn mới quốc gia, gắn kết với phát triển sản phẩm hàng hóa nông sản chất lượng cao, đồng thời từng bước nâng cao chất lượng, tiến tới áp dụng phù hợp một số tiêu chí trong xây dựng làng văn hóa du lịch theo tiêu chuẩn ASEAN.

Cùng với tập trung phát triển các sản phẩm du lịch, tỉnh đặc biệt quan tâm xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách nhằm tạo tiền đề cho thu hút đầu tư phát triển du lịch. Nổi bật là việc ban hành Nghị quyết 35, năm 2016 của HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích phát triển du lịch, trong đó có các nội dung hỗ trợ như: Ưu đãi và hỗ trợ giải phóng mặt bằng; hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú du lịch và khu nghỉ dưỡng phục vụ du lịch; hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng… Triển khai Nghị quyết, đến nay đã có gần 300 tổ chức, cá nhân được hỗ trợ kinh phí với tổng số tiền hơn 24 tỷ đồng. Có thể nói, Nghị quyết được ban hành đã kịp thời đáp ứng mong muốn của doanh nghiệp và người dân, bước đầu thu hút được một số dự án đầu tư vào du lịch, nhất là du lịch cộng đồng. Từ nguồn kinh phí ban đầu, các tổ chức, cá nhân đã mạnh dạn đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh, đa dạng các sản phẩm dịch vụ du lịch, cải tạo nhà cửa, mua sắm trang thiết bị, qua đó nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, thu hút đáng kể lượng khách du lịch…

Bên cạnh việc thực hiện các chính sách đặc thù, tỉnh ta cũng linh hoạt vận dụng các chính sách của T.Ư và các ưu đãi đầu tư khác trong thu hút đầu tư du lịch và các sản phẩm hỗ trợ dịch vụ du lịch. Đồng thời tăng cường kêu gọi các tổ chức phi chính phủ viện trợ các chương trình, dự án phát triển KT – XH vào tỉnh; tiếp tục thu hút nguồn xã hội hóa của doanh nghiệp, tư nhân đầu tư vào du lịch, nhất là các khu du lịch trọng điểm; chủ động liên kết, mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia nằm trong mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu nhằm kêu gọi, hỗ trợ tỉnh trong xây dựng, bảo tồn và phát triển bền vững Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Thông qua các chính sách đã góp phần cải thiện hạ tầng du lịch, đảm bảo định hướng phát triển sản phẩm du lịch tại 3 không gian du lịch của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh chú trọng phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch. Đến nay, toàn tỉnh có trên 2.400 người đã qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ nghề du lịch, 114 hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ, 30 đơn vị kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực du lịch…

Với những nỗ lực của tỉnh trong thực hiện các giải pháp phát triển ngành “công nghiệp không khói”, có thể khẳng định, ngành Du lịch Hà Giang trong những năm qua đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, góp phần quan trọng vào sự phát triển KT – XH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư, tạo việc làm. Giai đoạn từ 2017 – 2021, toàn tỉnh đón trên 6 triệu lượt khách, trong đó có gần 1 triệu lượt khách quốc tế; riêng trong quý I năm 2022, đã có hơn 500 nghìn lượt khách du lịch đến Hà Giang, tăng 47% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó có gần 1.000 khách quốc tế. Trên cơ sở kết quả đạt được tiếp tục tạo nền tảng, động lực để tỉnh phấn đấu thu hút 3 triệu lượt khách du lịch và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm theo Nghị quyết 11 năm 2021 của Tỉnh ủy.

Theo Báo Hà Giang

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×