Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Giới thiệu 2 tập sách viết về "Lịch sử các chế độ báo chí ở Việt Nam"

16/06/2019 | 22:25

Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6/2019, NXB Tổng hợp TP.HCM vừa giới thiệu đến đông đảo độc giả 2 tập sách đặc sắc mang tên “Lịch sử các chế độ báo chí ở Việt Nam” của các giả Phan Đăng Thanh và Trương Thị Hòa.

Hai tác giả Phan Đăng Thanh và Trương Thị Hòa đã dày công sưu tầm, giới thiệu những văn bản pháp luật căn bản của nền báo chí Việt Nam dưới thời Pháp thuộc – từ lúc nguyên sơ cho đến Cách mạng Tháng Tám 1945.

Tính chất của chế độ báo chí thời ấy được làm rõ bằng những chân dung, tư tưởng và sự cống hiến của một số tổ chức báo chí và con người làm báo điển hình.

Giới thiệu 2 tập sách viết về Lịch sử các chế độ báo chí ở Việt Nam - Ảnh 1.

Hai tập cuốn sách Lịch sử các chế độ báo chí Việt Nam vừa ra mắt

Sách gồm 2 tập: Tập 1 viết về Trước Cách mạng Tháng Tám 1945 (1858 – 1945), có 4 mục: Báo chí ra đời trong giai đoạn đầu Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ: với những tờ báo ban đầu chữ Pháp (Bulletin Officiel de l’Expédition de la Cochinchine – Nam Kỳ viễn chinh công báo; Courrier de Saigon – Tin tức Sài Gòn; Bulletin du Comité Agricole et Industriel de la Cochinchine – Tập san của Ủy ban Nông nghiệp và Kỹ nghệ xứ Nam Kỳ); chữ Hán (Xã thôn công báo); chữ quốc ngữ đầu tiên (Gia Định Báo) và những nhà báo Việt Nam tiên phong như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký.

    Chế độ "tự do báo chí" ở Nam Kỳ theo Luật ngày 29/7/1881: giới thiệu quy chế pháp lý về Luật tự do báo chí ngày 29/7/1881 cùng một số tờ báo chữ Pháp, Việt, Hán điển hình cuối thế kỷ XIX; với chân dung tiêu biểu là Diệp Văn Cương.
    Chế độ báo chí ở Đông Dương theo Sắc lệnh ngày 30/12/1898: phân tích ý nghĩa, tác động của Sắc lệnh quy định “báo chữ Việt phải xin phép trước”; học thuyết Albert Sarraut và chính sách “Pháp – Việt đề huề”; giới thiệu các tờ báo điển hình ở Nam Kỳ (Nông cổ mín đàm; Lục tỉnh tân văn; Nữ giới chung; La Cloche Fêlée; L’Annam…), Bắc Kỳ (Đại Việt tân báo; Nam Phong; Đại Nam đăng cổ tùng báo), Trung Kỳ (Tiếng dân; Thần kinh tạp chí; Bulletin des Amis du Vieux Huế…). Đặc biệt là sự ra đời của báo chí bí mật (Thanh Niên; Kông Nông, Lính Kách mệnh) với vai trò của nhà báo Nguyễn Ái Quốc.
    Chế độ báo chí ở Đông Dương (trừ Nam Kỳ) theo Sắc lệnh ngày 4/10/1927: nhận xét về chế độ báo chí độc tài, chuyên chế qua Sắc lệnh ngày 4/10/1927 và chính sách báo chí của Toàn quyền Alexandre Varenne ở Đông Dương. Trong phần này, tình hình chung về báo chí, đặc biệt là báo chí cách mạng được hai tác giả nghiên cứu sâu qua các giai đoạn: 1925-1930; 1930-1936; 1936-1939; 1939-1945 với các tờ báo cách mạng điển hình chữ Pháp (Le Travail), chữ Việt (Dân chúng; Cờ giải phóng; Hồn trẻ tập mới; Hà Thành thời báo; Sông Hương tục bản…).

Tập 2 viết về Sau Cách mạng Tháng Tám 1945 (1945 - nay) có 5 mục: Chế độ báo chí Việt Nam 16 tháng đầu sau Cách mạng Tháng Tám (1945 - 1946) Báo chí cách mạng ở vùng tự do thời kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) Chế độ báo chí ở vùng tạm chiếm thời kỳ Nam Kỳ tự trị (1946 - 1948) và Quốc gia Việt Nam (1948 - 1955) Chế độ báo chí ở miền Nam thời Việt Nam Cộng hòa (1955 - 1975) Chế độ báo chí cách mạng từ năm 1954 đến nay./.


Hồng Hà

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×