Gia lai : Tôn tạo khu di tích Tây Sơn thượng đạo
06/05/2010 | 09:03UBND tỉnh Gia Lai cần báo cáo đánh giá cụ thể việc triển khai thực hiện Dự án Tây Sơn thượng đạo tại thị xã An Khê và các huyện lân cận trên địa bàn tỉnh.
Chỉ đạo trên của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ, Dự án này đã được hỗ trợ bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2006-2010.
Được biết, vùng núi rừng An Khê của Gia Lai là căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại do anh em họ Nguyễn lãnh đạo bùng nổ năm 1771. Đại quân của cuộc khởi nghĩa đã tràn xuống đồng bằng cùng nhân dân cả nước làm nên chiến thắng Đống Đa lẫy lừng, quét sạch 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, giành lại độc lập cho tổ quốc. Đây là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử truyền thống đấu tranh yêu nước của nhân dân các dân tộc Gia Lai. Các anh em nhà Tây Sơn mà tiêu biểu là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đã lập được mối quan hệ anh em giữa người Kinh và người Thượng, tập hợp được các dân tộc Bắc Tây Nguyên ở vùng Tây Sơn Thượng đạo như người Bahnar, Jrai vào cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.
Khu di tích Tây Sơn thượng đạo đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa, gồm 6 di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa của người Anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ: An Khê Đình, Gò Chợ, hòn đá Ông Bình, hòa đá Ông Nhạc, Vườn mít - Cánh đồng Cô Hầu, kho tiền - nền nhà ông Nhạc.
Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Gia Lai xác định rõ mục tiêu, yêu cầu và các nội dung đầu tư cần thiết của Dự án Tây Sơn thượng đạo cho giai đoạn tiếp theo, trao đổi thống nhất ý kiến với các cơ quan liên quan, trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
(Theo: www.chinhphu.vn)
Được biết, vùng núi rừng An Khê của Gia Lai là căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại do anh em họ Nguyễn lãnh đạo bùng nổ năm 1771. Đại quân của cuộc khởi nghĩa đã tràn xuống đồng bằng cùng nhân dân cả nước làm nên chiến thắng Đống Đa lẫy lừng, quét sạch 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, giành lại độc lập cho tổ quốc. Đây là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử truyền thống đấu tranh yêu nước của nhân dân các dân tộc Gia Lai. Các anh em nhà Tây Sơn mà tiêu biểu là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đã lập được mối quan hệ anh em giữa người Kinh và người Thượng, tập hợp được các dân tộc Bắc Tây Nguyên ở vùng Tây Sơn Thượng đạo như người Bahnar, Jrai vào cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.
Khu di tích Tây Sơn thượng đạo đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa, gồm 6 di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa của người Anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ: An Khê Đình, Gò Chợ, hòn đá Ông Bình, hòa đá Ông Nhạc, Vườn mít - Cánh đồng Cô Hầu, kho tiền - nền nhà ông Nhạc.
Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Gia Lai xác định rõ mục tiêu, yêu cầu và các nội dung đầu tư cần thiết của Dự án Tây Sơn thượng đạo cho giai đoạn tiếp theo, trao đổi thống nhất ý kiến với các cơ quan liên quan, trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
(Theo: www.chinhphu.vn)