Gia Lai: Bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích Tây Sơn Thượng đạo
30/08/2016 | 16:06Trong thời gian tới, khu di tích lịch sử - văn hóa Tây Sơn Thượng đạo, tỉnh Gia Lai sẽ được chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị gắn với phát triển du lịch.
Đó là một trong những nội dung trọng tâm được các đại biểu đưa ra tại cuộc họp ngày 29/8 giữa Sở VHTTDL Gia Lai và lãnh đạo thị xã An Khê.
Quần thể di tích Tây Sơn thượng đạo đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1991. Khu di tích gồm 6 cụm, phân bố rải rác ở 4 huyện, thị xã: Kbang, Kông Chro, Đak Pơ và An Khê.
Từ sau khi được công nhận đến nay, mặc dù các địa phương đã có nhiều nỗ lực tuy nhiên công tác quản lý, bảo tồn, trùng tu, tôn tạo quần thể di tích còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể: diện tích các điểm di tích bị xâm chiếm do nhu cầu sản xuất của người dân địa phương; nhiều điểm di tích bị biến dạng, xuống cấp, thậm chí có nơi mất hẳn dấu tích hoặc đan xen trong khu dân cư; quần thể di tích chưa có cơ quan chủ quản chung, các địa phương chưa có sự liên kết, thống nhất với nhau và còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng huyện, thị xã…
Chính vì vậy, tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đưa ra các giải pháp trong quản lý, bảo tồn, trùng tu, nâng cấp quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo gắn với liên kết vùng và phát triển du lịch. Đồng thời Sở VHTTDL cũng ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của thị xã An Khê để tham mưu với UBND tỉnh về các cơ chế chính sách đầu tư, tôn tạo khu di tích lịch sử - văn hóa này./.
Quần thể di tích Tây Sơn thượng đạo đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1991. Khu di tích gồm 6 cụm, phân bố rải rác ở 4 huyện, thị xã: Kbang, Kông Chro, Đak Pơ và An Khê.
Từ sau khi được công nhận đến nay, mặc dù các địa phương đã có nhiều nỗ lực tuy nhiên công tác quản lý, bảo tồn, trùng tu, tôn tạo quần thể di tích còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể: diện tích các điểm di tích bị xâm chiếm do nhu cầu sản xuất của người dân địa phương; nhiều điểm di tích bị biến dạng, xuống cấp, thậm chí có nơi mất hẳn dấu tích hoặc đan xen trong khu dân cư; quần thể di tích chưa có cơ quan chủ quản chung, các địa phương chưa có sự liên kết, thống nhất với nhau và còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng huyện, thị xã…
Chính vì vậy, tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đưa ra các giải pháp trong quản lý, bảo tồn, trùng tu, nâng cấp quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo gắn với liên kết vùng và phát triển du lịch. Đồng thời Sở VHTTDL cũng ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của thị xã An Khê để tham mưu với UBND tỉnh về các cơ chế chính sách đầu tư, tôn tạo khu di tích lịch sử - văn hóa này./.
Thủy Trịnh (Tổng hợp)