Gia hạn khai quật khảo cổ tại công trình nhà Quốc Hội- TP Hà Nội
18/04/2013 | 10:49(VP) – Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1370/QĐ-BVHTTDL ngày 10/4 gia hạn khai quật khảo cổ tại khu vực xây dựng đường hầm và bãi đỗ xe của công trình Nhà Quốc hội, thành phố Hà Nội.
Theo Quyết định, Bộ VHTTDL gia hạn Quyết định số 3769/QĐ-BVHTTDL ngày 15/11/2011 và Quyết định số 1895/QĐ-BVHTTDL ngày 24/5/2012 cho phép Viện Khảo cổ học chủ trì, phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội và Sở VHTTDL thành phố Hà Nội khai quật tại khu vực xây dựng đường hầm và bãi đỗ xe của công trình Nhà Quốc hội, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Thời gian từ ngày 15/4/2013 đến 01/12/2013, diện tích khai quật: 10.000m2 bao gồm 21 hố (từ G01-G21). PGS.TS Tống Trung Tín, Viện Khảo cổ học phụ trách khai quật.
Quyết định cũng nêu rõ, trong thời gian khai quật, cơ quan được cấp giấy phép có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương, không công bố những kết luận khi chưa được cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa đồng ý.
Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật, Viện Khảo cổ học trách nhiệm phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội xây dựng phương án xử lý, bảo quản, kiểm kê, chỉnh lý và lập hồ sơ khoa học cho các di vật. Sau khi kết thúc việc nghiên cứu, chỉnh lý Viện Khảo cổ học phải bàn giao toàn bộ di tích, di vật cho Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội theo quy định của pháp luật; khi bàn giao phải có biên bản giao nhận tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc.
Sau khi kết thúc đợt khai quật, chậm nhất 03 tháng Viện Khảo cổ học, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội phải có báo cáo sơ bộ và sau 01 năm phải có báo cáo khoa học gửi về Cục Di sản văn hóa. Khi công bố kết quả của đợt khai quật, các cơ quan được cấp giấy phép cần trao đổi với Cục Di sản văn hoá.
Cục Di sản văn hoá có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra đợt khai quật đúng với nội dung Quyết định.
HCTC
Thời gian từ ngày 15/4/2013 đến 01/12/2013, diện tích khai quật: 10.000m2 bao gồm 21 hố (từ G01-G21). PGS.TS Tống Trung Tín, Viện Khảo cổ học phụ trách khai quật.
Quyết định cũng nêu rõ, trong thời gian khai quật, cơ quan được cấp giấy phép có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương, không công bố những kết luận khi chưa được cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa đồng ý.
Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật, Viện Khảo cổ học trách nhiệm phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội xây dựng phương án xử lý, bảo quản, kiểm kê, chỉnh lý và lập hồ sơ khoa học cho các di vật. Sau khi kết thúc việc nghiên cứu, chỉnh lý Viện Khảo cổ học phải bàn giao toàn bộ di tích, di vật cho Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội theo quy định của pháp luật; khi bàn giao phải có biên bản giao nhận tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc.
Sau khi kết thúc đợt khai quật, chậm nhất 03 tháng Viện Khảo cổ học, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội phải có báo cáo sơ bộ và sau 01 năm phải có báo cáo khoa học gửi về Cục Di sản văn hóa. Khi công bố kết quả của đợt khai quật, các cơ quan được cấp giấy phép cần trao đổi với Cục Di sản văn hoá.
Cục Di sản văn hoá có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra đợt khai quật đúng với nội dung Quyết định.
HCTC