Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Du lịch Việt Nam đã đi trước và xa hơn rất nhiều so với mục tiêu từng đề ra

25/10/2019 | 08:36

Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam (TAB), Thành viên Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) cho rằng chúng ta (du lịch Việt Nam) đã làm tốt nhưng lại chưa biết cách truyền thông, quảng bá với thế giới về những điều tốt của mình.

Tăng trưởng vượt mục tiêu đề ra

Theo chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam đã đề ra mục tiêu đến năm 2020, ngành du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Năm 2020, đón 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18 - 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP cả nước; tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao động trực tiếp du lịch.

IMG_5079

Tăng trưởng khách và doanh thu từ du lịch liên tục gia tăng trong những năm vừa qua.

Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thời gian qua du lịch Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, tăng trưởng khách và nguồn tiếp tục có nhiều khởi sắc. Đóng góp trực tiếp vào GDP của ngành du lịch cũng liên tục tăng. Đáng chú ý, so với mục tiêu đề ra, những kết quả đạt được của ngành du lịch đã vượt xa. Năm 2018, ngành du lịch đã đón 15,6 triệu khách quốc tế, phục vụ trên 80 triệu lượt khách nội địa, tổng thu đạt 620 nghìn tỷ đồng. Ngành du lịch của Việt Nam đã và đang khẳng định được vị trí của mình trên bản đồ du lịch thế giới. Điều này được chứng minh bằng việc chúng ta nhận được nhiều giải thưởng về du lịch của thế giới, nhiều tổ chức du lịch, các cơ quan truyền thông quốc tế vinh danh và ca ngợi về du lịch Việt Nam….

Trong 9 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã đón 12,8 triệu lượt khách quốc tế (tăng 10,8% so với cùng kỳ), phục vụ 66 triệu lượt khách nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 504 nghìn tỷ đồng.

Tăng trưởng về lượng khách, doanh thu rất quan trọng, nhưng về lâu về dài tăng trưởng về năng lực cạnh tranh là nền tàng đảm bảo rằng chúng ta sẽ còn tiếp tục phát triển, tăng trưởng.

Trần Trọng Kiên

Đánh giá về sự phát triển của du lịch Việt Nam thời gian qua, ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam (TAB), Thành viên Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) cho rằng du lịch Việt Nam đã làm tốt nhưng lại chưa biết cách truyền thông, quảng bá với thế giới về những điều tốt của mình "chúng ta đã làm rất tốt nhưng lại không làm tốt việc truyền thông việc làm tốt ấy như thế nào. Đặc biệt là chúng ta chưa làm tốt việc nói về chúng ta ở nước ngoài".

Ông Kiên cho biết, qua so sánh, đánh giá hoạt động marketing, quảng bá của chúng ta còn thua cả Phillipines, trong khi năng lực cạnh tranh và tiềm năng về du lịch của chúng ta hơn họ (Năng lực cạnh tranh về du lịch của Việt Nam hiện đang được Diễn đàn kinh tế thế giới đánh giá ở vị trí 63/140 nước trong khi Philippines ở vị trí thứ 75/140 nước).

IMG_7187

Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam (TAB), Thành viên Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV).

Nói về vấn đề này, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Du lịch Nguyễn Thị Thanh Hương cho hay, những năm gần đây công tác quảng bá, xúc tiến du lịch của Việt Nam đã thay đổi và chuyên nghiệp hơn nhiều. Mặc dù không có nhiều kinh phí nhưng chúng ta cũng đã tổ chức được nhiều sự kiện, chương trình quảng bá, tham gia nhiều hội chợ trong khu vực cũng như quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều chúng ta muốn nhưng chưa làm được. Một phần là do kinh phí hạn hẹp và do còn thiếu chuyên nghiệp.

Làm sao để chính khách du lịch quảng bá

Nhận định về tăng trưởng của ngành du lịch trong năm 2019, ông Trần Trọng Kiên cho biết, 9 tháng đầu năm nay, tăng trưởng khách và doanh thu của du lịch du lịch Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng, hiện chúng ta đã đón được 12,8 triệu lượt khách quốc tế, tổng thu từ khách du lịch đạt 504 nghìn tỷ đồng.

IMG_5172

Chủ tịch Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam (TAB) Trần Trọng Kiên cũng kỳ vọng năm 2019 đóng góp vào GDP của ngành sẽ đạt 9% trực tiếp, gián tiếp và lan tỏa có thể đóng góp đến 16 – 17%. "Đây là con số rất lớn, không một ngành kinh tế nào thực sự có đóng góp trực tiếp và gián tiếp lan tỏa lớn như vậy".

Chủ tịch Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam cũng bày tỏ sự tin tưởng, lạc quan vào sự phát triển của du lịch nước nhà trong thời gian tới, bởi mới đây, báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới về năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu đã đánh giá Việt Nam tăng thêm 3 bậc so với báo cáo trước. Như vậy là trong vòng 4 năm, năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam tăng 10, đó là một tiến bộ cực kỳ lớn.

Trong 9 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã đón 12,8 triệu lượt khách quốc tế (tăng 10,8% so với cùng kỳ), phục vụ 66 triệu lượt khách nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 504 nghìn tỷ đồng.

Tổng cục Du lịch

"Tăng trưởng về lượng khách, doanh thu rất quan trọng, nhưng về lâu về dài tăng trưởng về năng lực cạnh tranh là nền tàng đảm bảo rằng chúng ta sẽ còn tiếp tục phát triển, tăng trưởng. Điều này cũng phần nào cho thấy sự ổn định của chính trị Việt Nam, sức hấp dẫn của Việt Nam, những cố gắng, nỗ lực của Chính phủ cũng như ngành du lịch, những chính sách đầu tư đã có những kết quả tốt.", Chủ tịch Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam nói.

Đặc biệt, Chủ tịch Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam cho biết, căn cứ vào Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2020, đến nay chúng ta (ngành du lịch) đã vượt quá các con số đề ra. Cụ thể, về khách quốc tế, chúng ta đã vượt 5 triệu khách (chiến năm 2020, đón 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế), khách nội địa cũng đã tăng khoảng hơn 30 triệu khách so với kế hoạch chiến lược 2020.

"Ngành du lịch Việt Nam thực sự đi trước, đi xa hơn rất nhiều từ kỳ vọng của Chính phủ, chiến lược 2020", ông Trần Trọng Kiên nhấn mạnh.

Bên cạnh những sự lạc quan, tin tưởng đó, Chủ tịch Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam Trần Trọng Kiên cũng cho rằng chúng ta cần phải cải thiện và làm tốt hơn nữa trong các nhiệm vụ như hoạt động marketing, quảng bá, vệ sinh môi trường, thủ tục visa, chất lượng phục vụ…

“Ngành du lịch Việt Nam thực sự đi trước, đi xa hơn rất nhiều từ kỳ vọng của Chính phủ, chiến lược 2020”,

Trần Trọng Kiên

Ông Trần Trọng Kiên đặc biệt nhấn mạnh tới việc truyền cảm hứng cho khách du lịch tới Việt Nam để làm sao tăng lượng khách quay trở lại. Theo đó, trong hoàn cảnh chúng ta còn eo hẹp về kinh phí cho công tác quảng bá, xúc tiến du lịch thì thay vì phải tốn nhiều tiền để tổ chức các sự kiện ở quốc tế cần làm sao để chính khách du lịch quảng bá thay cho chúng ta. Để làm được điều đó thì cần tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, môi trường du lịch lành mạnh, an toàn…

"Tạo cho khách du lịch có những trải nghiệm tốt để họ quảng bá, chia sẻ với mọi người. Năm nay chúng ta có 18 triệu lượt khách quốc tế thì sẽ có khoảng 180 triệu khách tiềm năng, bởi những vị khách chia sẻ thông tin, cảm nhận sau khi trải nghiệm du lịch ấn tượng tốt đẹp tại Việt Nam"./.

Bài, ảnh: Vi Phong

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×