Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Du lịch Gia Lai: Để tiềm năng không còn bỏ ngỏ

17/02/2023 | 14:21

Trong buổi gặp mặt vừa qua giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh, các đơn vị đã có sự trao đổi, đưa ra những thuận lợi/khó khăn trong quá trình hoạt động, nỗ lực đưa hình ảnh về vùng đất và con người Gia Lai đến gần với người dân và du khách.

Du lịch Gia Lai: Để tiềm năng không còn bỏ ngỏ - Ảnh 1.

Hầu hết các doanh nghiệp đều mong mỏi có các chính sách riêng đặc thù dành cho ngành du lịch để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân kinh doanh loại hình dịch vụ này. Cần nhiều hơn nữa sự hỗ trợ từ chính sách, hướng dẫn về vấn đề pháp lý, thủ tục khi triển khai… là tâm tư mà các đơn vị đều trăn trở.

Ông Nguyễn Tấn Thành - chủ tịch Hiệp hội du lịch Gia Lai chia sẻ: "Đối với những kế hoạch, cơ chế hoạt động, các chính sách mà cơ quan quản lý nhà nước khi ban hành cho ngành du lịch phải có sự hướng dẫn thật sự cụ thể và rõ ràng, càng thật chi tiết càng tốt, đó là điều rất quan trọng. Cụ thể là việc xây dựng những khu/điểm du lịch, các homestay, farmstay… đang ngày càng nở rộ và là xu hướng được ưu tiên lựa chọn trên địa bàn tỉnh hiện nay cần có những chính sách, hướng dẫn trong việc chuyển đổi sang hoạt động du lịch phục vụ du khách một cách hiệu quả và chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, cần có sự quan tâm, hỗ trợ hơn nữa đối với những khu, điểm du lịch đã được đầu tư quy mô, hoạt động lâu dài trong thời gian qua như Khu du lịch Đồng Xanh, Khu du lịch sinh thái Hoàng Vân… đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động, đổi mới để phù hợp với thị hiếu của du khách".

Đối với việc đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch, ông Nguyễn Tấn Thành nhận định: Cần phải nhanh chóng tiếp cận công nghệ số đưa vào quảng bá một cách trực quan, sinh động. Trong quá trình tiếp cận người dân và du khách trong những sự kiện du lịch nên đánh vào thị hiếu, tâm lý người sử dụng sản phẩm, quảng bá một cách thật sự ấn tượng, nhanh chóng và hiệu quả từ những video clip, hình ảnh... Việc khảo sát để tìm ra và lựa chọn những sản phẩm du lịch, tuyến/điểm mới, phù hợp nên có sự kết hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cùng tiến hành sẽ thật sự mang lại hiệu quả cao hơn trong việc xây dựng và hoàn thiện các loại hình du lịch phù hợp, có khả năng cạnh tranh với các tỉnh bạn.

Anh Trịnh Viết Ty - Giám đốc Khu BTTN Kon Chư Răng thông tin: " Với chủ trương đưa Kon Chư Răng vừa là một khu bảo tồn thiên nhiên vừa là bảo tồn không gian văn hoá trong việc khai thác, phát triển du lịch. Kon Chư Răng với rất nhiều tiềm năng và thế mạnh, trong đó cảnh quan rừng tự nhiên, hệ thống sông suối hùng vĩ cùng nhiều loài động thực vật quý hiếm sẽ là điểm đến hấp dẫn bậc nhất khu vực Tây Nguyên. Thời gian qua được thông tin, quảng bá rộng rãi và hiệu quả nên lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Khu bảo tồn ngày càng đông, với số lượng lớn. Bên cạnh đó các doanh nghiệp đã gửi các ý tưởng, đề án hỗ trợ Khu bảo tồn trong việc quy hoạch, đầu tư đẩy mạnh phát triển du lịch phục vụ du khách. Thời gian tới sẽ tham khảo thêm ý kiến từ nhiều nơi để đưa ra đề án tổng thể phát triển Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng trình cơ quan các cấp cùng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắt để du lịch Kon Chư Răng không còn mãi là tiềm năng".

Chia sẻ về việc góp phần thúc đẩy phát triển du lịch tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, ông Nguyễn Tấn Thành cho biết: Cần xây dựng mô hình sinh thái tại vùng lõi và vùng đệm của Khu bảo tồn, vừa có chức năng phòng hộ rừng vừa có thể phát triển kinh tế một cách chuyên nghiệp và hiệu quả như khai thác nông sản, sản vật rừng, cây dược liệu… đây cũng là một yếu tố góp phần tạo thêm sức hấp dẫn thu hút du khách khi đến tham quan, thưởng ngoạn.

Bên cạnh đó, Sở Văn hoá, Thể Thao và Du lịch Gia Lai cũng ban hành kế hoạch khung các hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch trong năm 2023 để các doanh nghiệp cùng nắm bắt được thời gian cụ thể để tham gia các sự kiện và lên chương trình chào bán cho du khách. Cụ thể, tổ chức Hội thi nghiệp vụ và cập nhật kiến thức Hướng dẫn viên, hoàn thiện Sổ tay du lịch. Tham gia các sự kiện trong nước và quốc tế quảng bá sản phẩm du lịch của tỉnh và tiếp cận với du khách, nhà đầu tư, các hãng lữ hành lớn để liên kết phát triển ( Hội chợ du lịch quốc tế VITM-Hà Nội, ITE-Thành phố Hồ Chí Minh, VITM-Đà Nẵng; Phối hợp các tỉnh Kon Tum, Đăk Lăk tổ chức giới thiệu du lịch Gia Lai tại Hải Phòng; Hội nghị và khảo sát điểm đến tại Kon Tum; Hội chợ "Du lịch-ẩm thực và đặc sản Phú Yên"; Famtrip khảo sát điểm đến tại Đăk Lăk). Công tác khảo sát và xây dựng sản phẩm du lịch.

Ngoài ra sẽ Hướng dẫn, hỗ trợ một số địa phương xây dựng sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch cộng đồng trên cơ sở khai thác tiềm năng lợi thế về văn hoá bản địa, ngành nghề thủ công truyền thống kết hợp các chương trình về sản xuất rau, hoa và cây ăn quả, chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Phối hợp một số địa phương tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch nhằm thu hút khác đến tham quan (Lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui, Ngày hội du lịch Kbang, Tuần lễ Hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, Chợ phiên cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh). Tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ làng Mơ Hra-Đáp, xã Kông Lơng Khơng huyện Kbang xây dựng mô hình du lịch cộng đồng. Triển khai xây dựng sản phẩm du lịch liên kết 13 tỉnh trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia.

Theo svhttdl.gialai.gov.vn

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×