Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Đồng Tháp thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2024

18/11/2024 | 16:27

Năm 2024, toàn tỉnh Đồng Tháp có 697/698 khóm, ấp được công nhận "khóm, ấp văn hóa", đạt tỷ lệ 99,86% tăng 0,38% so với năm 2023.

Đồng Tháp là vùng đất có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, con người nơi đây thật thà, chân chất, giàu lòng thủy chung, có truyền thống đấu tranh anh dũng chống kẻ thù và có tinh thần lao động cần cù, nghĩa tình, năng động, sáng tạo. Các phong tục tập quán mang những nét văn hóa tương đồng gắn liền với nền sản xuất thuần nông nghiệp, chịu ảnh hưởng về tam nho giáo (nho, lão, phật) nên phần đông người dân Ðồng Tháp lấy đạo thờ cúng ông bà làm trọng, việc tín ngưỡng dân gian như cúng đình, cúng miễu, cúng cầu an… của người dân đã trở thành phong tục tập quán, lễ hội truyền thống địa phương.

Cuộc sống, sinh hoạt của người Ðồng Tháp tương đối đơn giản, linh hoạt, phù hợp với miền đồng bằng sông nước, văn hoá ăn, ở, sinh hoạt mang đặc thù riêng và phù hợp với môi trường tự nhiên vùng đồng bằng. Người Ðồng Tháp tính cách chuộng sự phóng khoáng, thẳng thắn, ít chú ý đến hình thức bên ngoài, không cầu kỳ, lao động cần cù. Hoạt động văn hoá dân gian phát triển khá phong phú, đa dạng với nhiều loại hình, hàng trăm điệu lý, câu hò, thơ ca ca ngợi tình yêu cuộc sống, con người, đậm tính mộc mạc, bộc trực, dũng mãnh. Di sản văn hoá truyền thống có nhiều giá trị di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh đang được gìn giữ, bảo tồn và từng bước khai thác, phát huy giá trị phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Đồng Tháp thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2024 - Ảnh 1.

Mô hình tuyến đường “Xanh - sạch - đẹp” trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn TP Cao Lãnh - Ảnh: Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật

Việc xây dựng môi trường văn hóa được các ngành, địa phương quan tâm thực hiện như: Triển khai có hiệu quả các hoạt động văn hóa cơ sở, gia đình, nghệ thuật biểu diễn, di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, tạo dựng hình ảnh địa phương; thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh về "Xây dựng văn hoá và con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo"; đẩy mạnh phát triển du lịch, góp phần tạo dựng hình ảnh địa phương giai đoạn 2021 - 2025; phát huy quy chế dân chủ cơ sở, thực hiện Quy ước khóm, ấp 5 , xây dựng cộng đồng dân cư an toàn, không có tệ nạn xã hội, vệ sinh an toàn thực phẩm… Bên cạnh đó, nhiều cơ quan, đơn vị thường xuyên làm tốt công tác vệ sinh môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng "Văn phòng xanh", khu - cụm dân cư xanh - sạch - đẹp…

Phong trào xây dựng gia đình văn hóa tiếp tục được triển khai nhân rộng trong địa bàn dân cư và nhận được sự quan tâm hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp Nhân dân. Về gia đình văn hóa: Cuối năm 2024, toàn Tỉnh có 426.314/407.421 gia đình được công nhận là "Gia đình văn hóa", đạt tỷ lệ 95,57% (tăng 0,73% so với năm 2023)

Hội thi Gia đình tiêu biểu được tổ chức ở cấp huyện và cấp tỉnh với nhiều hoạt động mới, thu hút người xem, tạo điều kiện cho các hộ gia đình tiêu biểu giao lưu, học tập kinh nghiệm lẫn nhau tạo ra phong trào thi đua xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc tiêu biểu ở các ngành, các cấp. Ngoài ra, tỉnh Đồng Tháp còn đăng cai và tham gia tổ chức "Ngày hội gia đình tiêu biểu các tỉnh, thành phố miền Tây Nam bộ, lần thứ V, năm 2024" đạt được nhiều kết quả nổi bật (Đoàn tỉnh Đồng Tháp đạt 02 giải Nhất, 03 giải Nhì và xuất sắc đạt giải Nhất toàn đoàn).

Phong trào xây dựng "khóm, ấp văn hóa" phát triển rộng khắp, số khóm, ấp đạt chuẩn ngày càng được nâng cao về chất lượng và số lượng. Năm 2024, toàn Tỉnh có 697/698 khóm, ấp được công nhận "khóm, ấp văn hóa", đạt tỷ lệ 99,86% tăng 0,38% so với năm 2023.

Đời sống văn hóa ở khóm, ấp đã được nâng lên đáng kể, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự địa phương, đóng góp tích cực vào thực hiện xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo dựng hình ảnh địa phương, phát triển du lịch... kết hợp với huy động các nguồn lực xã hội nhằm thúc đẩy nhanh việc thực hiện xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh ở các xã, phường, thị trấn.

Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" là cuộc vận động lớn, mang tính toàn dân, toàn diện và lâu dài, đã thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ổn định quốc phòng, an ninh của các địa phương, thực hiện tốt Cuộc vận động "Vì người nghèo", chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển du lịch...

Cuộc vận động gắn kết chặt chẽ với Phong trào, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và các phong trào thi đua yêu nước khác đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau ở các khu dân cư, với nhiều hình thức, mô hình thích hợp; động viên được các nguồn lực trong Nhân dân cùng với sự đầu tư, định hướng của Nhà nước, thông qua các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, các chương trình Quốc gia giải 8 quyết việc làm; giảm nghèo bền vững; chính sách an sinh xã hội; bảo vệ cảnh quang môi trường, khuyến tài khuyến học, chăm lo cho người nghèo; duy trì các mô hình tự quản.

Cuộc vận động đã huy động các nguồn lực trong cộng đồng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc thực hiện phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm, thúc đẩy mạnh mẽ việc thực hiện các chương trình, mục tiêu Quốc gia do Nhà nước đề ra. Ngoài ra, đã vận động sự đóng góp của Nhân dân như: Sửa chữa lộ giao thông nông thôn, xây nhà tình nghĩa, xây mới và sửa chữa cầu, hiến đất làm đường, xây dựng hàng rào, cột cờ…; nhiều thiết chế văn hóa được địa phương quan tâm đầu tư, nhiều loại hình văn hóa, nghệ thuật, hoạt động lễ hội đã phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc.

Định kỳ hằng năm, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp hướng dẫn các khóm, ấp tổ chức ngày hội "Đại đoàn kết toàn dân tộc" ở khu dân cư. Qua đó đánh giá kết quả hằng năm thực hiện Cuộc vận động, gắn với phong trào "Ngày vì người nghèo", đồng thời biểu dương, khen thưởng hộ gia đình tiêu biểu. Ngày hội "Đại đoàn kết toàn dân tộc" ở khu dân cư đã có nhiều đổi mới, sáng tạo, mỗi năm trung bình tổ chức hơn 700 cuộc thu hút gần 60.000 lượt người tham dự cùng với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và các trò chơi dân gian tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong cộng đồng dân cư.

PV

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×