Đồng Tháp thực hiện Chỉ thị 46-CT/TW về "Chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội"
09/09/2020 | 15:10Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn được tăng cường và thực hiện có hiệu quả. Việc cấp giấy phép lưu hành băng đĩa nhạc, sân khấu, tiếp nhận biểu diễn nghệ thuật được thực hiện nghiêm túc, đúng theo quy trình thủ tục.
Quán triệt Chỉ thị số 46-CT/TW, Kế hoạch số 3159/KH-BVHTTDL ngày 09/9/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp đã tổ chức triển khai, quán triệt sâu rộng Chỉ thị số 46-CT/TW với Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành về tác hại của các loại văn hóa phẩm độc hại.
Công tác thẩm định nội dung, hình thức các băng đĩa nhạc, chương trình nghệ thuật trước khi cấp phép lưu hành, biểu diễn được thực hiện nghiêm túc theo Nghị định số 79/2012/NĐ-CP của Chính phủ về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu và Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, một số điều của Nghị định 79/2012/NĐ-CP; Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Hàng năm Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp phối hợp Công an Tỉnh và Đội kiểm tra liên ngành văn hóa – xã hội của huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa, xử lý kịp thời hành vi vi phạm theo Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ và Nghị định số 28/NĐ-CP ngày 20/3/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
Về lĩnh vực văn hóa thực hiện phương châm "lấy xây để chống", Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền cổ động, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tạo mội trường sinh hoạt văn hóa tinh thần lành mạnh, tích cực. Hàng năm, đội Tuyên truyền lưu động tỉnh và huyện, thị xã, thành phố dàn dựng từ 60 – 70 chương trình, phục vụ trên 950 buổi, có hàng trăm ngàn lượt người xem; tổ chức chiếu phim lưu động 120 buổi/năm, phục vụ gần 24.000 lượt người xem; tổ chức 05 – 08 cuộc liên hoan, hội thi cấp tỉnh, 60 – 70 cuộc cấp huyện (giai đoạn 2016 – 2020 tổ chức 21 cuộc hội thi, liên hoan cấp tỉnh, hơn 400 Hội thi, Liên hoan cấp huyện; dàn dựng gần 1.000 chương trình nghệ thuật, với trên 6.000 suất diễn) đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của Nhân dân, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân trong tỉnh, góp phần quan trọng trong công tác chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại.
Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" ngày càng được quan tâm, tạo sự chuyển biến toàn diện trong đời sống xã hội, phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống gắn với tiếp thu những giá trị văn hóa hiện đại, tạo môi trường văn hóa lành mạnh, xây dựng và nuôi dưỡng những giá trị ñạo đức tốt đẹp của dân tộc. Từ năm 2010-2019, tỷ lệ gia đình văn hóa chiếm tỷ lệ bình quân 88,97%/năm. Đến cuối năm 2019 toàn tỉnh có 381.566/418.988 gia đình được công nhận là "Gia đình văn hóa", đạt tỷ lệ 91,07% ...đây là nền tảng gốc rể, căn cơ để chống lại sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hại đạo đức xã hội.
Thông qua xây dựng "Gia đình văn hóa", "Ấp, xã văn hóa nông thôn mới", "Khóm, phường, thị trấn văn minh đô thị", "Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa" nhằm tạo chuyển biến tích cực trong việc xây dựng con người có tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội, nhằm thực hiện thắng lợi Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước".
Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn được tăng cường và thực hiện có hiệu quả. Việc cấp giấy phép lưu hành băng đĩa nhạc, sân khấu, tiếp nhận biểu diễn nghệ thuật được thực hiện nghiêm túc, đúng theo quy trình thủ tục. Trong 10 năm, đã tiếp nhận 800 hồ sơ (786 giấy tiếp nhận biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp, 04 giấy phép lưu hành băng đĩa nhạc, sân khấu; cấp và cấp lại 10 Giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật cho các đoàn nghệ thuật trên địa bàn tỉnh của các đơn vị ngoài công lập). Đồng thời còn chú trọng đầu tư, xây dựng và phát triển các hoạt động văn hóa, nghệ thuật quần chúng ở cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp nhân dân.
Việc thực hiện văn bản ban hành ngăn chặn bài trừ hiệu quả sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại trong tình hình mới là nhiệm vụ quan trọng. Theo đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc Sở, Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa – Thể thao và Truyền Thanh các huyện, thị xã, thành phố tùy theo chức năng nhiệm vụ và tình hình thức tế của đơn vị thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền trên mọi mặt, đảm chiều sâu chất lượng, thấm sâu vào đời sống xã hội. Đồng thời, triển khai thực hiện các văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Tỉnh như: Công văn số 4741/BVHTTDL-KHTC ngày 27/11/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tăng cường công tác quản lý, kiểm tra sản phẩm, hàng hóa văn hóa...
Thực hiện công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho cán bộ đảng viên; cán bộ trực tiếp chỉ đạo quản lý về lĩnh vực văn hóa văn nghệ. Việc tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức thông qua việc ban hành các chính sách phát triển văn hóa từ tỉnh đến cơ sở. Nhờ vậy, cùng với cả hệ thống chính trị, việc xây dựng phát triển văn hóa văn nghệ đã có những chuyển biến tích cực. Tiếp tục thực hiện tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan lĩnh vực văn hóa như: Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03/9/2009 quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo và Nghị định số 28/NĐ-CP ngày 20/3/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo...
Công tác quản lý nhập khẩu, công bố, giới thiệu, truyền bá các sản phẩm văn hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại các cơ sở dịch vụ văn hóa được tỉnh Đồng Tháp đặc biệt chú trọng. Việc cấp giấy phép xuất bản các ấn phẩm có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng, đảm bảo các bước thẩm định, xem xét trước khi cho phép in ấn, xuất bản.
Thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW, qua 10 năm thực hiện Sở VHTTDL Đồng Tháp đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác đấu tranh chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội và các quan điểm sai trái, âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa; nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm với công việc, thái độ tận tụy phục vụ nhân dân; khơi dậy tinh thần tự quản, tự kiểm tra để ngăn chặn các hành vi vi phạm.