Đằng sau chiếc mặt nạ là câu chuyện văn hóa
30/08/2018 | 15:43Là chủ đề talkshow nhân dịp ra mắt bộ sách tương tác Sách mặt nạ của Đinh Tị - bộ sách do người Việt Nam viết cho trẻ em Việt Nam, sáng tạo dựa trên cảm hứng về một món đồ chơi truyền thống.
Lâu nay, những chiếc mặt nạ luôn là món đồ chơi được nhiều trẻ nhỏ ưa thích vào mỗi dịp Tết Trung Thu cùng với những đèn ông sao, đèn kéo quân. Mặt nạ là đồ chơi cho trẻ em, nhưng không chỉ đơn giản là một món đồ chơi, những chiếc mặt nạ còn mang ý nghĩa biểu tượng của một nền văn hóa nông nghiệp Việt.
Mặt nạ giấy bồi. Nguồn: Trung tâm Nghệ thuật Hoa Tâm
Trong số các loại hình đồ chơi Trung Thu có thể nói mặt nạ giấy bồi là loại hình lâu công nhất. Xa xưa, việc làm mặt nạ hay các đồ chơi khác thường được bố mẹ, hoặc các bác nông khéo tay làm và hướng dẫn cho bọn trẻ trong làng mình cùng tham gia, cùng sự phát triển của xã hội, nghề làm mặt nạ dần được chuyên môn hóa và trở thành một nghề truyền thống. Ngày nay, việc làm mặt nạ bồi vẫn tồn tại ở Hà Nội, ở Làng Hảo ở Liêu Xá, Hưng Yên. Những chiếc mặt nạ truyền thống chứa đựng rất nhiều những nét đẹp văn hóa của người Việt, tuy nhiên chúng lại đang dần mai một trong xã hội phát triển.
"Talkshow: Đằng sau chiếc mặt nạ là câu chuyện văn hóa" là cơ hội để các bạn trẻ được hiểu hơn về những câu chuyện ẩn giấu đằng sau chiếc mặt nạ giấy bồi quen thuộc mỗi mùa Trung Thu về. Và cùng sẻ chia về những trăn trở của người Việt trẻ trong hành trình giữ "lửa" cho những nét đẹp văn hóa truyền thống.
Chương trình có sự tham gia của Họa sĩ,TS Trang Thanh Hiền; nghệ nhân Nguyễn Văn Hòa và anh Ngô Quý Đức – đại diện câu lạc bộ Hanoi Classy.
Tọa đàm diễn ra vào 15/9/2018 tại Phố Sách Hà Nội./.
Gia Linh